Tổng ôn lí thuyết về Nguyên hàm
Để củng cố kiến thức nền tảng, một điều bạn không thể bỏ qua đó là tổng ôn kiến thức được học một cách có hệ thống, ngắn gọn nhưng vẫn dễ hiểu.
Mục lục bài viết
Với Nguyên hàm, cách học dễ đi vào tâm trí, dễ hiểu nhất là cần phải được ôn tập lại nhiều lần và nắm chắc được phần lí thuyết. Thế nhưng làm thể nào để có tổng hợp các dạng về nguyên hàm để ôn ?
Đừng lo, vì Examon có chuẩn bị riêng một bài về Tổng ôn lí thuyết đây, hãy tham khảo thử nhe !
1. Nguyên hàm
1.1. Công thức
Công thức nguyên hàm từng phần
\[\int u \mathrm{~d} v=u v-\int v \mathrm{~d} u .\]Công thức đổi biến số
\[\int f[u(x)] u^{\prime}(x) \mathrm{d} x=F[u(x)]+C .\]1.2. Bảng nguyên hàm hàm sơ cấp
1) \(\int \mathrm{d} x=x+C\)
2) \(\int x^{\alpha} \mathrm{d} x=\frac{x^{\alpha+1}}{\alpha+1}+C(\alpha \neq-1)\)
3) \(\int \frac{\mathrm{d} x}{x}=\ln |x|+C \quad(x \neq 0)\)
4) \(\int \cos x \mathrm{~d} x=\sin x+C\)
5) \(\int \sin x \mathrm{~d} x=-\cos x+C\)
6) \(\int \frac{1}{\cos ^{2} x} \mathrm{~d} x=\tan x+C\)Với \(x \neq \frac{\pi}{2}+k \pi\)
\(\begin{array}{l}\text { 7) } \int \frac{1}{\sin ^{2} x} \mathrm{~d} x=-\cot x+C \text {. } \\ \ x \neq k \pi\end{array}\)
8) \(\int e^{x} \mathrm{~d} x=e^{x}+C\)
9) \(\int a^{x} \mathrm{~d} x=\frac{a^{x}}{\ln a}+C(0\lt a \neq 1)\)
1.3. Bảng nguyên hàm hàm hợp
1) \(\int \mathrm{d} u=u+C\).
2) \(\int u^{\alpha} \mathrm{d} u=\frac{u^{\alpha+1}}{\alpha+1}+C(\alpha \neq-1)\)
3) \(\int \frac{\mathrm{d} u}{u}=\ln |u|+C \quad(u(x) \neq 0)\)
4) \(\int \cos u \mathrm{~d} u=\sin u+C\)
5) \(\int \sin u \mathrm{~d} u=-\cos u+C\)
6) \(\int \frac{1}{\cos ^{2} u} \mathrm{~d} u=\tan u+C\)
Với \(u(x) \neq \frac{\pi}{2}+k \pi\)
\(\begin{array}{l}\text { 7) } \int \frac{1}{\sin ^{2} u} \mathrm{~d} u=-\cot u+C \\ \text { Với } u(x) \neq k \pi\end{array}\)
8) \(\int e^{u} \mathrm{~d} u=e^{u}+C\)
9) \(\int a^{u} \mathrm{~d} u=\frac{a^{u}}{\ln a}+C(0\lt a \neq 1)\)
1.4. Bảng nguyên hàm thường gặp
1) Vi phân \(\mathrm{d}(a x+b)=\frac{1}{a} \mathrm{~d} x\)
2) \(\int(a x+b)^{\alpha} \mathrm{d} x=\frac{1}{a} \cdot \frac{1}{\alpha+1}(a x+b)^{\alpha+1}+C\)
3) \(\int \frac{\mathrm{d} x}{a x+b}=\frac{1}{a} \ln |a x+b|+C(a \neq 0)\)
4) \(\int \cos (a x+b) \mathrm{d} x=\frac{1}{a} \sin (a x+b)+C\)
5) \(\int \sin (a x+b) \mathrm{d} x=-\frac{1}{a} \cos (a x+b)+C\)
6) \(\int \frac{d x}{\cos ^{2}(a x+b)}=\frac{1}{a} \tan (a x+b)+C\)
7) \(\int \frac{\mathrm{d} x}{\sin ^{2}(a x+b)}=\frac{-1}{a} \cot (a x+b)+C\)
8) \(\int e^{a x+b} \mathrm{~d} x=\frac{1}{a} e^{a x+b}+C\)
9) \(\int a^{p x+q} \mathrm{~d} x=\frac{1}{p \cdot \ln a} a^{p x+q}+C(0\lt a \neq 1)\)
2. Nguyên hàm từng phần
2.1. Lý thuyết
Cho 2 hàm số u và v liên tục trên đoạn và \([a ; b]\) và có đạo hàm liên tục trên \([a ; b]\).
Khi đó: \(\int u \mathrm{~d} v=u v-\int v \mathrm{~d} u .(*)\)
Để tính nguyên hàm \(\int f(x) \mathrm{d} x\) bằng từng phần ta làm như sau:
Bước 1: Chọn u,v sao cho f(x)dx=udv (chú ý dv=v'(x)dx).
Sau đó tính \(v=\int \mathrm{d} v\) và \(\mathrm{d} u=u^{\prime} . \mathrm{d} x\).
Bước 2: thay vào công thức * và tính \(\int v \mathrm{~d} u\).
Chú ý: cần phải lựa chọn dv hợp lí sao cho ta dễ dàng tìm được v và tích phân \(\int v \mathrm{~d} u\) dễ tính hơn \(\int u \mathrm{~d} v\).
2.2. Các dạng trong NH từng phần
- Dạng 1.
\(I=\int P(x) \sin (a x+b) \mathrm{d} x\), trong đó \(P(x)\) là đa thức.
Với dạng này ta đặt
\(\left\{\begin{array}{l}u=P(x) \\ \mathrm{d} v=\sin (a x+b) \mathrm{d} x\end{array} \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm{d} u=P^{\prime}(x) \cdot \mathrm{d} x \\ v=-\frac{1}{a} \cos (a x+b)\end{array}\right.\right.\).
- Dạng 2.
\(I=\int P(x) \cos (a x+b) \mathrm{d} x\), trong đó \(P(x)\) là đa thức.
Với dạng này ta đặt:
\(\left\{\begin{array}{l}u=P(x) \\ \mathrm{d} v=\cos (a x+b) \mathrm{d} x\end{array} \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm{d} u=P^{\prime}(x) \cdot \mathrm{d} x \\ v=\frac{1}{a} \sin (a x+b)\end{array}\right.\right.\).
- Dạng 3. \(I=\int P(x) e^{a x+b} \mathrm{~d} x\), trong đó \(P(x)\) là đa thức.
Với dạng này ta đặt:
\(\left\{\begin{array}{l}u=P(x) \\ \mathrm{d} v=e^{a x+b} \mathrm{~d} x\end{array} \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm{d} u=P^{\prime}(x) \mathrm{d} x \\ v=\frac{1}{a} e^{a x+b}\end{array}\right.\right.\).
- Dạng 4. \(I=\int P(x) \ln g(x) \mathrm{d} x\), trong đó \(P(x)\) là đa thức.
Với dạng này ta đặt
\(\left\{\begin{array}{l}u=\ln g(x) \\ \mathrm{d} v=P(x) \mathrm{d} x\end{array}\right.\).
- Dạng 5. \(I=\int\left[\begin{array}{l}\sin x \\ \cos x\end{array}\right] e^{x} \mathrm{~d} x\).
Với dạng này ta đặt:
\(\left\{\begin{array}{l}u=\left[\begin{array}{l}\sin x \\ \cos x\end{array}\right] . \\ \mathrm{d} v=e^{x} \mathrm{~d} x\end{array}\right.\)
2.3. Bài tập tự luyện
Câu 1. Tìm nguyên hàm của \(\int x \sin 2 x d x\)
Câu 2. Tìm nguyên hàm hàm số \(f(x)=x \sin x\)
Câu 3. Biết \(\int x \cos 2 x \mathrm{~d} x=a x \sin 2 x+b \cos 2 x+C\) với a, b là các số hữu tỉ. Tính tích ab
Câu 4. Tìm nguyên hàm \(I=\int(x-1) \sin 2 x \mathrm{~d} x\)
Câu 5. Tìm nguyên hàm \(\int \sin \sqrt{x} \mathrm{~d} x\)
Câu 6. Họ nguyên hàm của \(\int e^{x}(1+x) d x\)
Câu 7. Biết \(\int x e^{2 x} \mathrm{~d} x=a x e^{2 x}+b e^{2 x}+C(a, b \in \mathbb{Q})\).
Tính tích ab
Câu 8. Biết \(F(x)=(a x+b) e^{x}\) là nguyên hàm của hàm số \(y=(2 x+3) e^{x}\). Khi đó a+b+?
Cùng nhau đóng băng bộ đề
Đây được xem là một trong những bộ đề hay và hợp nhất mọi thời đại. Nếu bạn không muốn bỏ lỡ để Examon đóng băng nó lại và chờ bạn đến mở nó ra nhé.
Việc đi học thêm 1 lớp có 30 hs nhưng chỉ học duy nhất 1 bộ giáo trình là khó cho giáo viên vì mỗi học sinh đều có 1 năng lực khác nhau có học sinh giỏi TícH PHÂN yếu XÁC SUẤT như Vậy học sinh đi học thêm sẽ mất cả \(X 2\) thời gian là điều không cần thiết, thay vì mình dùng \(1 / 2\) time tiết kiệm luyện thêm 1 phần VECTƠ giúp học sinh rút ngắn thời gian luyện tập và tăng hiệu quả học.
Với nỗi băn khoăn ấy đội ngũ founder Examon đã xây dựng nên 1 sản phẩm hỗ trợ học hiệu quả và cá nhân hóa việc học đến từng năng lực học sinh, cùng với sự hỗ trợ Gia sư Al sẽ giúp hs có trải nghiệm học tức thì và cải thiện ĐIỂM SỐ nhanh \(200 \%\)
Sơ đồ tối ưu hoá cải thiện Điểm số cho học sinhHệ thống Examon thiết kế hỗ trợ người học với 3 tiêu chí sau:
T1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng quyết định
T2: Bồi dưỡng kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này
T3: Học từ cái sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.
Từ tiêu chí số \(\mathbf{3}\) Học từ lỗi sai đội ngũ chuyên môn đã nghiên cứu cách học và phát triển thành công công nghệ Al Gia sư Toán Examon được đảm nhận là sẽ hỗ trợ tận tình người học trong suốt quá trình tại Examon.
Gia sư Al sẽ ghi lại tất cả các lỗi sai của bạn đưa vể hệ thống trung tâm dữ liệu để phân tích nhằm phát hiện năng lực của từng học sinh từ đó đưa ra các đề xuất bài tập phù hợp với từng cá nhân nhằm giúp người học rút ngắn thời gian luyện tập những kiến thức bị hỏng hoặc yếu nhất của mình tiến đến cải thiện kỹ năng làm bài thi giúp nhanh cán mốc ĐIÊM SỐ mình mơ ước.