ĐẠO HÀM - BẢNG CÔNG THỨC VÀ BÀI TẬP

Nguyễn Như Ý

Đạo hàm là khái niệm toán học giữ vai quan trọng trong chương trình lớp 11

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Lý thuyết đạo hàm
    • 1.1 Định nghĩa đạo hàm là gì?
    • 1.2 Quy tắc tính đạo hàm
  • 2. Bảng công thức đạo hàm đầy đủ
  • 3. Các dạng bài tập thường gặp
    • 3.1 Dạng 1: Tính đạo hàm bằng định nghĩa
    • 3.2 Dạng 2: Các quy tắc đạo hàm
    • 3.3 Dạng 3: Bài toán chứng minh, giải phương trình, bất phương trình
    • 3.4 Dạng 4: Đạo hàm hàm lượng giác
    • 3.5 Dạng 5: Chứng minh đẳng thức, giải phương trình chứa đạo hàm
  • 4. Các lời khuyên khi học đạo hàm

Đối với học sinh lớp cấp 3, kiến thức đạo hàm đóng vai trò rất quan trọng. Nó theo các bạn không chỉ ở các cuộc thi phổ thông mà còn trong quá trình học đại học sau này. Để giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn về kiến thức này, EXAMON đã tổng hợp tất tần tật những kiến thức trọng tâm nhất và dễ hiểu nhất về Đạo hàm. Đảm bảo rằng khi các bạn đọc xong bài viết này, sẽ nắm được toàn bộ các kiến thức quan trọng trong Đạo hàm. Hãy cùng nhau đắm chìm vào thế giới đạo hàm và tìm hiểu những ứng dụng thú vị của nó!

banner

1. Lý thuyết đạo hàm

1.1 Định nghĩa đạo hàm là gì?

Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định trên khoảng \((a ; b)\) và \(x_{0} \in(a ; b)\).Nếu tồn tại giới hạn (hứu hạn)

\[\lim _{x \rightarrow x_{0}} \frac{f(x)-f\left(x_{0}\right)}{x-x_{0}}\]

thì giới hạn đó được gọi là đạo hàm của hàm số \(y=f(x)\) tại điểm \(x_{0}\) và kí hiệu là \(f^{\prime}\left(x_{0}\right)\) (hoặc \(y^{\prime}\left(x_{0}\right)\) ), tức là

\[f^{\prime}\left(x_{0}\right)=\lim _{x \rightarrow x_{0}} \frac{f(x)-f\left(x_{0}\right)}{x-x_{0}}\]

Đại lượng \(\Delta x=x-x_{0}\) : gọi là số gia của biến số tại \(x_{0}\).

Đại lượng \(\Delta y=f(x)-f\left(x_{0}\right)=f\left(x_{0}+\Delta x\right)-f\left(x_{0}\right)\) : gọi là số gia của hàm số.

1.2 Quy tắc tính đạo hàm

  • Tính đạo hàm bằng định nghĩnghĩa

- Giả sử \(\Delta x=x-x_{0}\) là số gia của biến số tại \(x_{0}\).

         Ta tính số gia của hàm số \(\Delta y=f\left(x_{0}+\Delta x\right)-f\left(x_{0}\right)\).

- Lập ti số \(\frac{\Delta y}{\Delta x}\).

- Tính 

\[\lim _{\Delta x \rightarrow 0} \frac{\Delta y}{\Delta x}\]\[f^{\prime}\left(x_{0}\right)=\lim _{\Delta x \rightarrow 0} \frac{\Delta y}{\Delta x} .\]
  • Các quy tắc cơ bản trong đạo hàm

Giả sử \(u=u(x), v=v(x)\) là các hàm số có đạo hàm tại điểm \(x\) thuộc khoảng xác định.

Ta có:

1. \((k \cdot u)^{\prime}=k \cdot u^{\prime}\)              \(k\) là hằng số;

2. \((u+v)^{\prime}=u^{\prime}+v^{\prime}\)         Đạo hàm của một tống;

3. \((u \cdot v)^{\prime}=u^{\prime} v+v^{\prime} u\)       Đạo hàm của một tích;

4. \(\left(\frac{u}{v}\right)^{\prime}=\frac{u^{\prime} v-v^{\prime} u}{v^{2}}, v \neq 0\)   Đạo hàm của một thương.

2. Bảng công thức đạo hàm đầy đủ

Đạo hàm của hàm sơ cấp                                   Đạo hàm của hàm hợp \(u=u(x)\)

1. \((C)^{\prime}=0, C\) là hằng số

2. \((x)^{\prime}=1\)

3. \(\left(x^{\alpha}\right)^{\prime}=\alpha \cdot x^{\alpha-1}\)                                               \(\left(u^{a}\right)^{\prime}=\alpha \cdot u^{a-1} \cdot u^{\prime}\)                  

4. \(\left(\frac{1}{x}\right)^{\prime}=-\frac{1}{x^{2}}\)                                                     \(\left(\frac{1}{u}\right)^{\prime}=-\frac{u^{\prime}}{u^{2}}\)

5. \((\sqrt{x})^{\prime}=\frac{1}{2 \sqrt{x}}\)                                                    \((\sqrt{u})^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{2 \sqrt{u}}\)

6. \(\left(e^{x}\right)^{\prime}=e^{x}\)                                                          \(\left(e^{u}\right)^{\prime}=u^{\prime} \cdot e^{u}\)

7. \(\left(a^{x}\right)^{\prime}=a^{x} \cdot \ln a ; a \in \mathbb{R}^{+} \backslash\{1\}\)                         \(\left(a^{a}\right)^{\prime}=u^{\prime} \cdot a^{u} \cdot \ln a\)

8. \((\ln x)^{\prime}=\frac{1}{x}\)                                                        \((\ln u)^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{u}\)

9. \(\left(\log _{a} x\right)^{\prime}=\frac{1}{x \cdot \ln a}\)                                               \(\left(\log _{a} u\right)^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{u \cdot \ln a}\)

10. \((\sin x)^{\prime}=\cos x\)                                                \((\sin u)^{\prime}=u^{\prime} \cdot \cos u\)

11. \((\cos x)^{\prime}=-\sin x\)                                            \((\cos u)^{\prime}=-u^{\prime} \cdot \sin u\)

12. \((\tan x)^{\prime}=\frac{1}{\cos ^{2} x}=1+\tan ^{2} x\)                       \((\tan u)^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{\cos ^{2} u}=u^{\prime}\left(1+\tan ^{2} u\right)\)

13. \((\cot x)^{\prime}=\frac{-1}{\sin ^{2} x}=-1\left(1+\cot ^{2} u\right)\)             \((\cot u)^{\prime}=\frac{-u^{\prime}}{\sin ^{2} u}=-u^{\prime}\left(1+\cot ^{2} u\right)\)

14. \((\arcsin x)^{\prime}=\frac{1}{\sqrt{1-x^{2}}}\)                                        \((\arcsin u)^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{\sqrt{1-u^{2}}}\)

15. \((\arccos x)^{\prime}=\frac{-1}{\sqrt{1-x^{2}}}\)                                        \((\arccos u)^{\prime}=\frac{-u^{\prime}}{\sqrt{1-u^{2}}}\)

16. \((\arctan x)^{\prime}=\frac{1}{1+x^{2}}\)                                          \((\arctan u)^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{1+u^{2}}\)

17. \((\operatorname{arccot} x)^{\prime}=\frac{-1}{1+x^{2}}\)                                           \((\operatorname{arccot} u)^{\prime}=\frac{-u^{\prime}}{1+u^{2}}\)

3. Các dạng bài tập thường gặp

3.1 Dạng 1: Tính đạo hàm bằng định nghĩa

PHƯƠG PHÁP:

- Cần nhớ công thức: 

\[f^{\prime}(x)=\lim _{x \rightarrow x_{0}} \frac{f(x)-f\left(x_{0}\right)}{x-x_{0}}\]

- Phương pháp tính giới hạn của hàm số

VÍ DỤ MINH HỌA:

Ví dụ 1. Cho hàm số \(f(x)=2 x^{2}+x+1\). Tính \(f^{\prime}(2)\) ?

Lời giải

Ta có 

\[f^{\prime}(2)=\lim _{x \rightarrow 2} \frac{f(x)-f(2)}{x-2}=\lim _{x \rightarrow 2} \frac{2 x^{2}+x+1-11}{x-2}=\lim _{x \rightarrow 2} \frac{(x-2)(2 x+5)}{x-2}=\lim _{x \rightarrow 2}(2 x+5)=9\]

Ví dụ 2. Cho hàm số \(y=x^{3}-2 x+1\). Tính \(y^{\prime}(2)\) ?

Lời giải

Ta có 

\[y^{\prime}(2)=\lim _{x \rightarrow 1} \frac{y(x)-y(1)}{x-1}=\lim _{x \rightarrow 1} \frac{x^{3}-2 x+1-0}{x-1}\]\[=\lim _{x \rightarrow 1} \frac{(x-1)\left(x^{2}+x-1\right)}{x-1}=\lim _{x \rightarrow 1}\left(x^{2}+x-1\right)=1\]

.

3.2 Dạng 2: Các quy tắc đạo hàm

Quy tắc tính đạo hàm

(1) \((u+v-w)^{\prime}=u^{\prime}+v^{\prime}-w^{\prime}\)

(2)\((u . v)^{\prime}=u^{\prime} v+v^{\prime} u\)

(3) \(\left(\frac{u}{v}\right)^{\prime}=\frac{u^{\prime} v-v^{\prime} u}{v^{2}}\)

(4) \((k u)^{\prime}=k \cdot u^{\prime}(k \in \mathbb{R})\)

Đạo hàm sơ cấp:

\(\begin{array}{l}+(C)^{\prime}=0(C \in \mathbb{R}) \\ +\left(x^{*}\right)^{\prime}=n \cdot x^{n-1} \quad\left(n \in \mathbb{N}^{*}\right)\end{array}\)

\(\begin{array}{l}+(\sqrt{x})^{\prime}=\frac{1}{2 \sqrt{x}}(x\gt 0) \\ +\left(\frac{1}{x}\right)^{\prime}=-\frac{1}{x^{2}}(x \neq 0)\end{array}\)

Đạo hàm hàm hợp:

\(\cdot\) \(\left(u^{e}\right)^{\prime} n \cdot u^{n-1} \cdot u^{\prime}\left(n \in \mathbb{N}^{+}\right)\)

\(\begin{array}{l}(\sqrt{u})^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{2 \sqrt{u}}(u\gt 0) \\ \left(\frac{1}{u}\right)^{\prime}=-\frac{u^{\prime}}{u^{2}}(u \neq 0)\end{array}\)

Các công thức tính nhanh:

\(\begin{array}{l}+\left(\frac{a x+b}{c x+d}\right)^{\prime}=\frac{a d-b c}{(c x+d)^{2}} \\ +\left(\frac{a x^{2}+b x+c}{d x+e}\right)^{\prime}=\frac{a d x^{2}+2 a e x+(b e-c d)}{(d x+e)^{2}} \\ +\left(\frac{a_{1} x^{2}+b_{1} x+c_{1}}{a_{2} x^{2}+b_{2} x+c_{2}}\right)^{\prime}=\frac{\left|\begin{array}{cc}a_{1} & b_{1} \\ a_{2} & b_{2}\end{array}\right| x^{2}+2\left|\begin{array}{ll}a_{1} & c_{1} \\ a_{2} & c_{2}\end{array}\right| x+\left|\begin{array}{ll}b_{1} & c_{1} \\ b_{2} & c_{2}\end{array}\right|}{\left(a_{2} x^{2}+b_{2} x+c_{2}\right)^{2}}\end{array}\)

3.3 Dạng 3: Bài toán chứng minh, giải phương trình, bất phương trình

PHƯƠNG PHÁP:

- Tính \(y^{\prime}\).

\(-\) Dùng các kiến thức đã học để rút gọn, biến đồi về phương trinh hoặc bất phương trình đã biết cách giảgiải như phương trình bậc nhất, bậc hai, bậc ba (sử dụng máy tính cầm tay).

- Đối vơi bải toán chưmg minh bất đẵng thức thi ta biến đồi vế phức tạp thành vế đơn giản hoặc biến đồi cả hai vế cùng bằng một biểu thức trung gian.

Một số bài toán tìm nghiệm của phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện cho trước.

Cho phưong trình \(a x^{2}+b x+c=0\left({ }^{*}\right)\) vói \(a \neq 0\).

1. Nếu phurơng trình (*) có hai nghiệm \(x_{1}, x_{2}\) thi \(\left\{\begin{array}{l}S=x_{1}+x_{2}=-\frac{b}{a} \\ P=x_{1} x_{2}=\frac{c}{a}\end{array}\right.\).

2. Phương trình \(\left.{ }^{*}{ }^{*}\right)\) có hai nghiệm trái dấu khi và chi khi \(a c\lt 0\).

3. Phương trinh (*) có hai nghiệm durơng phân biệt khi và chi khi \(\left\{\begin{array}{l}\Delta\gt 0 \\ S=-\frac{b}{a}>0 \text {. } \\ P=\frac{c}{a}>0\end{array}\right.\)

4. Phưong trình \(\left.{ }^{*}\right)\) có hai nghiệm âm phân biệt khi và chi khi \(\left\{\begin{array}{l}\Delta>0 \\ S=-\frac{b}{a}\lt 0 \\ P=\frac{c}{a}>0\end{array}\right.\).

Một số bài toán về bất phương trình bậc hai thường gặp.

Cho tam thức bậc hai \(f(x)=a x^{2}+b x+c=0\) vói \(a \neq 0\).

1. \(f(x)\gt 0, \forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}a>0 \\ \Delta\lt 0\end{array}\right.\).

2. \(f(x) \geq 0, \forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}a>0 \\ \Delta \leq 0\end{array}\right.\).

3. \(f(x)\lt 0, \forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}a\lt 0 \\ \Delta\lt 0\end{array}\right.\).

4. \(f(x) \leq 0, \forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}a\lt 0 \\ \Delta \leq 0\end{array}\right.\).

VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1. Cho hàm số \(y=\sqrt{x+\sqrt{1+x^{2}}}\). Chúmg minh rằng \(2 y \cdot \sqrt{1+x^{2}}-y=0\).

Ta có: \(y^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{2 \sqrt{u}}=\frac{\left(x+\sqrt{1+x^{2}}\right)^{\prime}}{2 \sqrt{x+\sqrt{1+x^{2}}}}=\frac{1+\frac{x}{\sqrt{1+x^{2}}}}{2 \sqrt{x+\sqrt{1+x^{2}}}}=\frac{x+\sqrt{1+x^{2}}}{2 \sqrt{x+\sqrt{1+x^{2}}} \sqrt{1+x^{2}}}=\frac{\sqrt{x+\sqrt{1+x^{2}}}}{2 \sqrt{1+x^{2}}}\).

Do đó: \(2 y^{\prime} \cdot \sqrt{1+x^{2}}-y=2 \frac{\sqrt{1+\sqrt{1+x^{2}}}}{2 \sqrt{1+x^{2}}} \cdot \sqrt{1+x^{2}}-\sqrt{1+\sqrt{1+x^{2}}}=\sqrt{1+\sqrt{1+x^{2}}}-\sqrt{1+\sqrt{1+x^{2}}}=0\)

Vây \(2 y^{\prime} \cdot \sqrt{1+x^{2}}-y=0\).

Ví dụ 2. Cho hàm số \(y=3 x+\sqrt{10-x^{2}}\). Giai phương trình \(y^{\prime}=0\).

Điều kiện: \(-\sqrt{10} \leq x \leq \sqrt{10}\left({ }^{*}\right)\)

Ta có \(y^{\prime}=3-\frac{x}{\sqrt{10-x^{2}}}\)

Khi đó,

\[\begin{array}{l}y^{\prime}=0 \Leftrightarrow 3-\frac{x}{\sqrt{10-x^{2}}}=0 \Leftrightarrow 3 \sqrt{10-x^{2}}=x \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}x \geq 0 \\9\left(10-x^{2}\right)=x^{2}\end{array}\right. \\\Leftrightarrow\left\{\begin{array} { l } { x \geq 0 } \\{ 1 0 x ^ { 2 } - 9 0 = 0 }\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x \geq 0 \\x= \pm 3\end{array} \Leftrightarrow x=3\right.\right. \text {. } \\\end{array}\]

Vậy phương trình \(y^{\prime}=0\) có nghiệm duy nhất \(x=3\).!

Cần nhớ \(: \sqrt{A}=B \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}B \geq 0 \\ A=B^{2} .\end{array}\right.\)

Ví dụ 3. Cho hàm số \(y=\frac{x^{2}+5 x-2}{x-1}\). Giai bất phương trinh \(y^{\prime}\lt 0\).

Ta có \(y^{\prime}=\frac{x^{2}-2 x-3}{(x-1)^{2}}\)

Điều kiện \(x \neq 1\left({ }^{*}\right)\)

Khi đó \(y^{\prime}\lt 0 \Leftrightarrow x^{2}-2 x-3\lt 0 \Leftrightarrow-1\lt x\lt 3\).

Đối chiếu vói điều kiện (*), bất phương trinh \(y^{\prime}\lt 0\) có tập nghiệm là \(S=(-1 ; 3) \backslash\{1\}\).

Vídụ 4. Cho hàm số \(f(x)=\frac{1}{3}\left(m^{2}-m-6\right) x^{3}-(m+2) x^{2}-4 x+m\). Tïm tham số \(m\) sao cho \(f^{\prime}(x)\lt 0, \forall x \in \mathbb{R}\).

Ta có \(f^{\prime}(x)=\left(m^{2}-m-6\right) x^{2}-2(m+2) x-4\).

- TH1: \(m^{2}-m-6=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}m=-2 \\ m=3\end{array}\right.\).

Nếu \(m=-2\) thì \(f^{\prime}(x)=-4\lt 0, \forall x \in \mathbb{R}\). Do đó, \(m=-2\) thóa mãn bài toán.

Nếu \(m=3\) thì \(f^{\prime}(x)=-10 x-4\lt 0\) là nhị thức bậc nhất nên \(f^{\prime}(x)\) không lón hơn 0 với mọi \(x \in \mathbb{R}\). Do đó, \(m=3\) không thóa mãn bài toán.

- TH2: \(m^{2}-m-6 \neq 0 \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}m \neq-2 \\ m \neq 3\end{array}\right.\)

Khi đó: \(f^{\prime}(x)\lt 0, \forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow\left(m^{2}-m-6\right) x^{2}-2(m+2) x-4\lt 0, \forall x \in \mathrm{R}\)\(\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}a\lt 0 \\ \Delta^{\prime}\lt 0\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}m^{2}-m-6\lt 0 \\ (m+2)^{2}+4\left(m^{2}-m-6\right)\lt 0\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}m^{2}-m-6\lt 0 \\ 5 m^{2}-20\lt 0\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}-2\lt m\lt 3 \\ -2\lt m\lt 2\end{array} \Leftrightarrow-2\lt m\lt 2\right.\right.\right.\right.\).

Vậy, giá trị \(m\) cần tìm là \(-2 \leq m \leq 2\).

3.4 Dạng 4: Đạo hàm hàm lượng giác

Bảng công thức đạo hàm lượng giác:

10. \((\sin x)^{\prime}=\cos x\)                                                \((\sin u)^{\prime}=u^{\prime} \cdot \cos u\)

11. \((\cos x)^{\prime}=-\sin x\)                                            \((\cos u)^{\prime}=-u^{\prime} \cdot \sin u\)

12. \((\tan x)^{\prime}=\frac{1}{\cos ^{2} x}=1+\tan ^{2} x\)            \((\tan u)^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{\cos ^{2} u}=u^{\prime}\left(1+\tan ^{2} u\right)\)

13. \((\cot x)^{\prime}=\frac{-1}{\sin ^{2} x}=-1\left(1+\cot ^{2} u\right)\)  \((\cot u)^{\prime}=\frac{-u^{\prime}}{\sin ^{2} u}=-u^{\prime}\left(1+\cot ^{2} u\right)\)

14. \((\arcsin x)^{\prime}=\frac{1}{\sqrt{1-x^{2}}}\)                                        \((\arcsin u)^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{\sqrt{1-u^{2}}}\)

15. \((\arccos x)^{\prime}=\frac{-1}{\sqrt{1-x^{2}}}\)                                        \((\arccos u)^{\prime}=\frac{-u^{\prime}}{\sqrt{1-u^{2}}}\)

16. \((\arctan x)^{\prime}=\frac{1}{1+x^{2}}\)                                          \((\arctan u)^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{1+u^{2}}\)

17. \((\operatorname{arccot} x)^{\prime}=\frac{-1}{1+x^{2}}\)                                           \((\operatorname{arccot} u)^{\prime}=\frac{-u^{\prime}}{1+u^{2}}\)

VÍ DỤ MINH HỌA

Tính đạo hàm của các hàm số sau:

1. \(y=5 \sin x-3 \cos x\).            ĐS: \(y^{\prime}=5 \cos x+3 \sin x\).

2. \(y=x-\frac{9}{x}+\frac{2}{x^{4}+6 x^{3}-1}\).        ĐS: \(y=1+\frac{9}{x^{2}}-\frac{2\left(4 x^{3}+18 x^{2}\right)}{\left(x^{4}+6 x^{3}-1\right)^{2}}\).

3. \(y=\cos ^{2} 5 x\).                          ĐS: \(y^{\prime}=-5 \sin 10 x\).

4. \(y=\tan ^{3}\left(5 x+\frac{\pi}{3}\right)\).             ĐS: \(y=15 \cdot \tan ^{2}\left(5 x+\frac{\pi}{3}\right) \cdot \frac{1}{\cos ^{2}\left(5 x+\frac{\pi}{3}\right)}\).

3.5 Dạng 5: Chứng minh đẳng thức, giải phương trình chứa đạo hàm

PHƯƠNG PHÁP:

- Tính đạo hàm của hàm số đã cho

- Thay \(y, y^{\prime}\) vào biểu thức để biến đổi chứng minh hoặc giải phương trìntrình liên quan.

VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1. Cho hàm số \(y=\tan x\). Chưng minh \(y^{\prime}-y^{2}-1=0\).

Điều kiện xác định của hàm số là \(x \neq \frac{\pi}{2}+k \pi, k \in Z\)

Ta có \(y^{\prime}=\frac{1}{\cos ^{2} x}=1+\tan ^{2} x\)

Khi đó \(y^{\prime}-y^{2}-1=1+\tan ^{2} x-\tan ^{2} x-1=0\)(đpcm)

Ví dụ 2. Cho hàm số \(f(x)=\sin 2 x-2 \cos x\). Giai phương trình \(f^{\prime}(x)=0\).

Ta có \(f^{\prime}(x)=2 \cos 2 x+2 \sin x\).

Khi đó \(f^{\prime}(x)=0 \Leftrightarrow 2 \cos 2 x+2 \sin x=0 \Leftrightarrow-2 \sin ^{2} x+\sin x+1=0\)

\[\Leftrightarrow\left[\begin{array} { l } { \operatorname { s i n } x = 1 } \\{ \operatorname { s i n } x = - \frac { 1 } { 2 } }\end{array} \left[\begin{array}{l}x=\frac{\pi}{2}+k 2 \pi, k \in Z \\x=-\frac{\pi}{6}+k 2 \pi, k \in Z . \\x=\frac{7 \pi}{6}+k 2 \pi, k \in Z\end{array}\right.\right.\]

Vạy phương trình \(f^{\prime}(x)=0\) có các nghiệm \(x=\frac{\pi}{2}+k 2 \pi, x=-\frac{\pi}{6}+k 2 \pi, x=\frac{7 \pi}{6}+k 2 \pi\) vơi \(k \in Z\).

4. Các lời khuyên khi học đạo hàm

Nhiều bạn học sinh gặp khó khăn khi ghi các công thức đạo hàm. Trên thực tế, việc học thuộc các công thức toán không đơn giản. Để việc học thuộc trở nên đơn giản hơn thì các em cần tích cực làm nhiều bài tập, trao đổi cùng bạn bè thầy cô để việc ghi nhớ các công thức lâu hơn.

Để có thể giải một bài đạo hàm nhanh chóng và dễ dàng hơn các em cần nắm vững kiến thức lý thuyết, vận dụng chúng để giải các bài tập, thực hành đa dạng các bài tập tìm tòi thêm những kiến thức mở rộng.

Trên đây là toàn bộ kiến thức được tổng hợp đầy đủ về Đạo hàm. Hy vọng sau khi các bạn học sinh đọc xong có thể vận dụng những kiến thức này để giải các bài tập liên quan đến đạo hàm.

Để học tập hiệu quả hơn, hãy cùng Examon tìm hiểu một phương pháp học được nghiên cứu để việc học trở nên hiệu quả nhất nhé!

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao việc luyện đề lại quan trọng đến vậy không? Rất nhiều bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi luyện đề: Không phải mọi bộ đề đều giống nhau. Nhiều bạn vẫn thường tìm kiếm và làm những bộ đề cũ kỹ, lỗi thời trên mạng mà không biết rằng chúng có thể không phản ánh chính xác chương trình học hay xu hướng ra đề mới nhất. Điều này không chỉ khiến bạn mất thời gian mà còn có thể dẫn đến những hiểu lầm về năng lực thực sự của mình.

Examon.png
Bộ đề ôn thi cấp tốc 30 ngày cùng Examon

Luyện đề đúng cách là phương pháp để bạn có thể nhận diện các dạng bài tập thường gặp, nắm vững phương pháp giải quyết hiệu quả và từ đó, nâng cao kỹ năng giải đề của mình. Với hệ thống đề được cập nhật liên tục và chính xác,  Examon sẽ giúp bạn:

  • Nhận diện các dạng bài thi quan trọng.
  • Luyện tập với các phương pháp làm bài tối ưu.
  • Thành thạo kỹ năng giải đề, sẵn sàng cho mọi kỳ thi.

Dưới đây, Examon sẽ hướng dẫn bạn cách luyện đề hiệu quả với hệ thống đề của  Examon:

  • Bước 1: Tạo và Đăng nhập tài khoản Đầu tiên, các bạn cần có một tài khoản Examon. Chỉ với vài thao tác đăng ký nhanh chóng, bạn đã sẵn sàng cho hành trình chinh phục kiến thức!
  • Bước 2: Tiếp theo, hãy chọn lớp học, môn học mà bạn muốn luyện và khu vực bạn đang sống để Examon cung cấp đề thi phù hợp nhất với bạn.
  • Bước 3: Lựa chọn đề thi và Bắt đầu luyện, Examon có hai chế độ: Luyện tập để bạn làm quen và Thi thử để kiểm tra năng lực. Hãy chọn một đề thi phù hợp và bắt đầu luyện!
  • Bước 4: Khi làm bài, hãy tập trung và nghiêm túc như thể bạn đang ở trong phòng thi thật sự. Đây là cơ hội để rèn luyện sự tự tin và kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.
  • Bước 5: Nhận điểm và Phân tích kết quả sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được điểm số ngay lập tức cùng với lời giải chi tiết cho từng câu hỏi, giúp bạn hiểu rõ mình cần cải thiện ở đâu.

Tham khảo ngay bộ đề được biên soạn đặc biệbiệt bám sát 99,9% đề tham khảo kỳ thi THPT năm 2024 của Examon ngay!

Tham khảo

Tham khảo Wikipedia
copy icon

copy link