Người lái đò sông Đà - tác giả và sơ lược tác phẩm

Lê Thúy Hoài

Người lái đò sông đà thể hiện tinh thần bất khuất và ý chí mạnh mẽ của người anh hùng trên sông đà tươi đẹp.

menu icon

Mục lục bài viết

  • I. Con người và cuộc đời Nguyễn Tuân
  • II. Quá trình sáng tác và các đề tài chính
    • 1. Trước cách mạng
    • 2. Sau cách mạng
  • III. Phong cách nghệ thuật
    • 1. Cái nhìn nghệ thuật độc đáo
    • 2. Cảm hứng nghệ thuật
    • 3. Thể loại
    • 4. Văn phong uyên bác, tài hoa, độc đáo
  • IV. Những điểm khác biệt trong phong cách nghệ thuật NT trước & sau Cách Mạng
    • 1. Nhân vật trung tâm
    • 2. Cảm hứng nghệ thuật
    • 3. Thể loại
    • 4. Ngôn ngữ
  • V. Sơ lược tác phẩm "Người lái đò sông Đà"
    • 1. Xuất sứ và hoàn cảnh sáng tác
    • 2. Thể loại và tùy bút
    • 3. Cảm hứng chủ đạo
    • 4. Lời đề từ
  • Check xem bộ đề cấp tốc có gì hay

Đi tìm hiểu người lái đò sông đà giúp bạn khám phá sâu hơn về tác giả Nguyễn Tuân và sơ lược tác phẩm nổi tiếng này. Với ngòi bút tài hoa đầy nghệ thuật. Nhà văn Nguyễn Tuân đã khắc học hình ảnh người lái đò can đảm, tài trí trên dòng sông đà ấy. Qua cuộc chiến giữa người lái đò và sông đà, người đọc cảm nhận được sự đối mặt và chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt. 

banner

I. Con người và cuộc đời Nguyễn Tuân

- Là một tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân có nét riêng, gắn bó với những giá trị cổ truyền của dân tộc

- Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông quan niệm trước hết viết văn là khẳng định cá tính độc đáo của mình, để in dấu hiệu riêng của mình trên trang viết

- Nguyễn Tuân là con người rất hài hòa, uyên bác, am hiểu nhiều ngành văn hóa, nhiều bộ môn nghệ thuật khác nhau như hội họa, điêu khắc, sân khấu điện ảnh

- Là một nhà văn coi trọng thật sự nghề nghiệp của mình, Nguyễn Tuân khẳng định nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí khổ hạnh

II. Quá trình sáng tác và các đề tài chính

1. Trước cách mạng

- Chủ nghĩa xê dịch

- Vẻ đẹp vang bóng một thời

- Đời sống trụy lạc

2. Sau cách mạng

- Nguyễn Tuân vẫn tập trung vào thể loại kí với những tác phẩm chính: tùy bút "Sông Đà" (1960), "Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi" (1972), Kí (1976)

- Hình tượng chính trong sáng tác của Nguyễn Tuân là nhân dân lao động, là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Đó là những con người vừa dũng cảm, vừa tài hoa nghệ sĩ. Những trang viết của Nguyễn Tuân vừa ca ngợi vừa dũng cảm, vừa tài hoa nghệ sĩ. Những trang  viết của Nguyễn Tuân vừa ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu và lao động, vừa đem đến cho người đọc niềm tự hào về tư thế sang trọng và vẻ đẹp của những con người sinh ra trên một đất nước có hàng nghìn năm văn hiến

III. Phong cách nghệ thuật

1. Cái nhìn nghệ thuật độc đáo

- Nguyễn Tuân quan sát, khám phá, diễn tả con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ. Nhân vật trung tâm trong sáng tác của ông là những con người có cốt cách tài hoa nghệ sĩ. Họ dù già hay trẻ, nam hay nữ, dù nghề nghiệp gì đều là những con người xuất chúng trong nghề nghiệp của mình, là những con người sinh ra để tôn thờ nghệ thuật

- Nguyễn Tuân quan sát, khám phá thể giới, tiếp cận sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, tìm ra những gì nên thơ nên họa, những nét đẹp văn hóa được kết tinh lại ở những sản vật, những thú vui cho đến cái mặc hàng ngày

2. Cảm hứng nghệ thuật

Nguyễn Tuân coi cái đẹp là những hiện tượng để lại dấu ấn sâu đậm trong giác quan của người nghệ sĩ. Ông không chấp nhận những cái chung chung, mờ nhạt, bằng phẳng, không thích những gì khuôn mẫu, mực thước. Vì vậy, NT có cảm hứng đặc biệt với những gì khác thường, phi thường, tuyệt mĩ, gây cảm giác mạnh mẽ.

3. Thể loại

Với cá tính tự do phóng túng, Nguyễn Tuân tìm đến thể loại tùy bút như một lẽ tự nhiên và đặc biệt thành công ở thể loại này. Sự hấp dẫn của những trang viết thuộc thể loại tùy bút là những tri thức phong phú, uyên bác, ở trường liên tưởng rộng, ở cá tính của người cầm bút.

Chính ở thể loại này, Nguyễn Tuân có thể phô diễn tài hoa uyên bác, được sống thật với cái tôi tự do phóng túng của mình

4. Văn phong uyên bác, tài hoa, độc đáo

- Miêu tả đối tượng bằng con mắt của nhiều ngành khoa học - nghệ thuật khác nhau (lịch sử, địa lý, xã hội học, điện ảnh, hội họa, âm nhạc, điêu khắc...). Nhờ đó, đối tượng hiện lên sống động, gây ấn tượng mạnh, gợi nhiều liên tưởng phong phú cho người đọc. Nguyễn Tuân cũng có ý thức qua từng trang văn, cung cấp cho người đọc những tư liệu xác thực về đối tượng được nói tới, khảo sát đối tượng đến kì cùng

- Ngôn ngữ: Với Nguyễn Tuân, mỗi tác phẩm là một công trình tuyệt đẹp về ngôn ngữ. Ông được vinh danh là bậc thầy ngôn ngữ văn học dân tộc. Ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Tuân phong phú, thiên biến vạn hóa, vừa cổ kính, vừa đĩnh đạc, vừa tươi tắn, trẻ trung

- Lời văn: co duỗi nhịp nhàng, biến hóa linh hoạt, khi dài khi ngắn, khi nhanh khi chậm, lúc bổng lúc trầm, theo sát với nội dung cần biểu đạt

IV. Những điểm khác biệt trong phong cách nghệ thuật NT trước & sau Cách Mạng

1. Nhân vật trung tâm

- TCM: Nguyễn Tuân thể hiện chất tài hoa nghệ sĩ ở tầng lớp đặc tuyển trong xã hội, Đó là những nhà nho cuối mùa sinh lầm thế kỉ, bất mãn với cuộc đời, mang cảnh ngộ éo le nhưng vẫn giữ trọn thiên lương, toát lên sự kiêu ngạo, tài hoa, tài tử

- SCM: Nguyễn Tuân thể hiện chất tài hoa nghệ sĩ ở những con người bình thường (anh du kích, chị dân quân, em liên lạc, ông lái đò...). Đó là những con người bình thường mang nét phi thường trong lao động sản xuất

2. Cảm hứng nghệ thuật

Trước hay sau \(\mathrm{CM}\), Nguyễn Tuân đều hướng tới cái đẹp trong chiều sâu văn hóa dân tộc, cái đẹp độc đáo, khác thường, phi thường

- TCM: Ông đi tìm cái đẹp trong quá khứ vàng son, cái đẹp của những con người xuất chúng, đề cập đến những thú vui tài hoa tài tử, đi tìm cảm giác mạnh từ chủ nghĩa xê dịch

- SCM: Ông đi tìm cái đẹp ở trong quá khứ, hiện tại và tương lai, tìm cái đẹp ở những khung cảnh thiên nhiên kì vĩ, ở những thành tích của nhân dân trong chiến đấu. Nguyễn Tuân ca ngợi đất nước anh hùng, nhân dân tài hoa trí dũng

3. Thể loại

Thể loại chiếm ưu thế trong sự nghiệp của Nguyễn Tuân là tùy bút. Nếu tùy bút TCM thiên về thể hiện cái tôi cá nhân thì tùy bút \(\mathrm{SCM}\) thiên về khám phá cái đẹp của thiên nhiên đất nước

4. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ trước và sau CM đều tài hoa uyên bác. Nwua như TCM ngôn ngữ mang vẻ đẹp cầu kì, bác học, cổ kính, sang trọng thì SCM mang màu sắc hiện đại, gần gũi với quần chúng nhân dân

=> Sự khác biệt của phong cách nghệ thuật NT trước và sau CM một phần do thời đại thay đổi, NT trở thành nhà văn CM, hòa nhập vào cs mới, vào hiện thực vĩ đạt của dân tộc.

V. Sơ lược tác phẩm "Người lái đò sông Đà"

1. Xuất sứ và hoàn cảnh sáng tác

- Rút từ tùy bút "Sông Đà" (1960) gồm 15 bài tùy bút và 1 bài thơ ở dạng phác thảo. Tùy bút "NLĐSĐ" nói riêng và "Sông Đà" nói chung là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ mà hào hứng của Nguyễn Tuân đến với mảnh đất Tây Bắc. Mục đích của chuyến đi tới Tây Bắc như chính Nguyễn Tuân đã khẳng định: đi tìm cái chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và nhất là cái "thứ vàng mười đã qua thử lửa" của con người đang ngày đêm nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng Tây Bắc

2. Thể loại và tùy bút

- Khái niệm: tùy bút thuộc thể kí. Nét nổi bật của tùy bút là qua việc ghi chép về con người và sự việc cụ thể, có thực; tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá của mình về con người, cuộc sống hiện tại. Như vậy, tùy bút đi giữa tự sự và trữ tình nhưng thiên về trữ tình hơn

- Đặc điểm:

+ Tự do, phóng túng, hầu như không có luật lệ, quy phạm gì chặt chẽ

+ Tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm, nhân vật chính là cái tôi nhân văn và sức hấp dẫn của tùy bút chủ yếu là sức hấp dẫn của cái tôi ấy. Vì vậy, Nguyễn Tuân gọi tùy bút là chơi lối độc tấu

+ Ngôn ngữ: tùy bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ

- Tùy bút Nguyễn Tuân sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, liên tưởng phong phú giàu chất trữ tình, có nhiều sáng tạo trong tả cảnh, dùng từ, đặt câu. 

Đó là những "trang hoa, tờ hoa" thể hiện cái nhìn khám phá, phát hiện cái đẹp của một cái tôi phóng túng, tài hoa, uyên bác

3. Cảm hứng chủ đạo

Ngợi ca Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng, nhân dân Tây Bắc anh hùng, trí dũng, tài hoa. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Tuân chính là hành trình tìm kiếm, khám phá chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và nhất là "thứ vàng mười đã qua thử lửa" của con người lao động nơi đây

4. Lời đề từ

"Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông"

"Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu"

a) Lời đề từ thứ nhất

- Cấu trúc câu cảm thán thể hiện giọng điệu ngợi ca. "Dòng sông" - Sông Đà, "tiếng hát trên dòng sông" là tiếng hát say mê lao động của con người trên sông nước Đà giang. 

Như vậy, dòng sông là biểu tượng của tự nhiên, tiếng hát là biểu tượng của con người. Lời đề từ đã bao quát được đề tài, cảm hứng, chủ đề tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng; ca ngợi con người Tây Bắc trí dũng, tài hoa. Đặc biệt, tác phẩm tập trung xây dựng hình tượng con người trên dòng sông 

- những con người đã sáng tạo nên bản hùng ca lao động

b) Lời đề từ thứ hai

- Nguyễn Tuân mượn câu thơ của Nguyễn Quang Bích làm đề từ. Lời đề từ thể hiện được vẻ đẹp độc đáo, cá tính của dòng sông. Sông Đà là con sông dữ dội vào bậc nhất của nước ta, khác với tất cả những con sông trên đất nước. 

Chính sự độc đáo, cá tính của con sông đã khơi gợi cảm hứng sáng tạo cho tác giả. Như vậy, đề từ hé mở cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: Đi sâu khám phá hình tượng Sông Đà ở vẻ đẹp độc đáo, khác thường của nó

- Câu thơ đề từ còn thể hiện được cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân - say mê khám phá vẻ đẹp độc đáo, khác thường, phi thường. Như vậy, thiên nhiên và con người nghệ sĩ đều giàu cá tính, có sự đồng điệu, cộng hưởng của cái đẹp thiên nhiên và cái đẹp của người nghệ sĩ. 

Con \(\mathrm{S}\) gặp được người nghệ sĩ có khả năng làm sống dậy vẻ đẹp độc đáo của nó và ngược lại, ngòi bút Nguyễn Tuân cũng tìm thấy một đối tượng mà ở đó, người nghệ sĩ có thể phô diễn hết cá tính, sự tài hoa, uyên bác của mình

Check xem bộ đề cấp tốc có gì hay

Dưới đây, Examon sẽ hướng dẫn bạn cách luyện đề hiệu quả với hệ thống đề củaExamon:

- B 1: Tạo và Đăng nhập tài khoản Đầu tiên, các bạn cần có một tài khoản Examon. Chỉ với vài thao tác đăng ký nhanh chóng, bạn đã sẵn sàng cho hành trình chinh phục kiến thức!

- B 2: Tiếp theo, hãy chọn lớp học, môn học mà bạn muốn luyện và khu vực bạn đang sống đẻ̉ Examon cung cấp đề thi phù hợp nhất với bạn.

- B 3: Lựa chọn đề thi và Bắt đầu luyện, Examon có hai chế độ: Luyện tập để bạn làm quen và Thi thử để kiểm tra năng lực. Hãy chọn một để thi phù hợp và bắt đầu luyện!

- B 4: Khi làm bài, hãy tập trung và nghiêm túc như thể bạn đang ở trong phòng thi thật sự. Đây là cơ hội để rèn luyện sự tự tin và kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.

- B 5: Nhận điểm và phân tích kết quả sau khi làm bài xong, bạn sẽ nhận được ngay lập tức số điểm cùng với lời giải chi tiết cho từng câu hỏi, giúp bạn hiểu rõ mình cẩn cải thiện ở đâu.

Tham khảo ngay bộ đề được biên soạn đặc biệt bám sát \(99.9 \%\) đề tham khảo kỳ thi THPT năm 2024 của Examon ngay!

 

Hình màu vàng.png
Bộ đề ôn thi cấp tốc 30 ngày cùng Examon

 

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao việc luyện đề lại quan trọng đến vậy không? Rất nhiều bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi luyện đề: Không phải mọi bộ đề đều giống nhau. 

Nhiều bạn vẫn thường tìm kiếm và làm những bộ đề cũ kỹ, lỗi thời trên mạng mà không biết rằng chúng có thể không phản ánh chính xác chương trình học hay xu hướng ra đề mới nhất. Điều này không chỉ khiến bạn mất thời gian mà còn có thể dẫn đến những hiểu lầm về năng lực thực sự của mình.

Luyện đề đúng cách là phương pháp để bạn có thể nhận diện các dạng bài tập thường gặp, nắm vững phương pháp giải quyết hiệu quả và từ đó, nâng cao kỹ năng giải đề của mình. Với hệ thống đề được cập nhật liên tục và chính xác, Examon sẽ giúp bạn:

- Nhận biết các dạng bài thi quan trọng.

- Luyện tập với các phương pháp làm bài tối ưu.

- Thành thạo kỹ năng giải đề, sẵn sàng cho mọi kỳ thi.