Tài liệu phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà

Lê Thúy Hoài

Nhìn thấy người lái đò trong tác phẩm ta như được nhìn thấy người lao động Việt Nam ngoài kia vẫn đang miệt mài vì cuộc sống ấm no.

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Các luận điểm cần tập trung
  • 2. Phân tích hình tượng người lái đò
  • Cấp tốc cấp tốc cùng Examon

Người lái đò sông Đà do Nguyễn Tuân cho ra đời trong những năm toàn dân ta bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa đầy sôi động, do đó là cảm hứng cho việc ca ngợi cuộc sống mới. Người lái đò trên con sông Đà là một hình tượng nổi bật với người lao động bình dị, vô danh nhưng hàng ngày, hàng giờ đang cống hiến, xây dựng đất nước. Nguyễn tuân đã thành công trong tác phẩm của mình.

banner

1. Các luận điểm cần tập trung

1. Biểu tượng của sự kiên cường và dũng cảm

Người lái đò được miêu tả như một biểu tượng của sự kiên cường và dũng cảm trước thiên nhiên khắc nghiệt của sông Đà. Người đói mặt với những thử thách nguy hiểm nhưng vẫn giữ vững tinh thần và khả năng điều khiển lái đò. 

Ví dụ: "Người lái đò đã nắm chắc bẹn lái, rời hai tay giữ chặt, chân đạp mạnh lên sạp lái."

2. tượng của sự gan dạ và khéo léo

Người lái đò không chỉ là một người lao động đơn thuần mà còn là một chiến binh có sự gan dạ và khéo léo trong việc vượt qua những vùng nước nguy hiểm.

Ví dụ: Tài nghệ của Người làm cho lái đò trôi nổi trên những con sóng cao, những dòng nước chảy xiết mà lòng người đứng im trong con thuyền nhưng mà không làm cho chúng ta có lòng chúc tụng cho ai cả

3. Biểu tượng của sự gắn bó với thiên nhiên đât nước

- Người lái đò không chỉ là một cá nhân mà còn là biểu tượng của sự gắn bó chặt chẽ giửa con người với thiên nhiên và đất nước. Ông ta sống và làm việc trên sông Đà, tận hưởng và chịu đựng mọi biến đởi của thời tiết, thủy triều và các yếu tố tự nhiên khác

- Ví dụ: Việc miêu tả cảnh vật và nhân vật trong tác phẩm cho thấy sự liên kết sâu sắc giữa người lái đò với sông Đà, như một phần không thể tách rời của cảnh quan và văn hóa miền núi Tây Bắc.

4. Biểu tượng của sự hy sinh và cống hiến

Người lái đò là biểu tượng của sự hy sinh và cống hiến vì cộng đồng. Ông ta không chỉ đảm nhận vai trò chở người qua sông mà còn đóng góp vào sự phát triển của khu vực bằng công lao của mình.

Ví dụ: Sự hy sinh và cống hiến của người lái đò được thể hiện qua việc vượt qua những nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho hành khách và hàng hóa trên sông Đà, góp phần vào hoạt động kinh tế và xã hội của vùng đất này.

5. Biểu tượng của sự tự hào về nghề nghiệp

Người lái đò là biểu tượng của sự tự hào về nghề nghiệp và văn hóa lao động. Ông ta mang trong mình niềm tự hào về công việc của mình, là người góp phần duy trì và phát triển một phần của nền kinh tế xã hội của cộng đồng.

Ví dụ :Sự tự hào về nghề nghiệp được thể hiên qua việc ông ta đối xử với công việc lái đò với sự tôn trọng và trách nhiệm cao, không ngừng nỗ lực hoàn thiện kỹ năng và kinh nghiệm để trở thành một người lái đò xuất sắc.

2. Phân tích hình tượng người lái đò

Nguyễn Tuân, một trong những văn sĩ lớn của văn học Việt Nam, đã tạo nên một hình tượng sâu sắc và đặc biệt về người lái đò trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà". Nhân vật này không chỉ là một nhân vật mà còn là biểu tượng của sự kiên cường, dũng cám và sự gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên và đất nước. 

Điểm đặc biệt đầu tiên của nhân vật này chính là không có tên gọi cụ thể mà tên của ông gắn liền với nghề nghiệp, địa danh " ông lái đò Lai Châu". Điều này thể hiện, ông là đại diện cho vẻ đẹp người lái đò trên sông nước, cần mẫn. Người lái đò trên sông đà là một ông lão 70 tuổi. Ông đã dành một phần lớn cuộc đời của mình để lái đò dọc trên sông Đà.

Bây giờ ông đã thôi nghề khoảng mười năm. "Trên sông ông xuôi ông ngược trên 100 lần, giữ tàu lái chính khoảng 60 lần". Chỉ bằng vài câu ngắn gọn giới thiệu về người lái đò, độc giả phần nào đã hình dung ra ngoại hình và tố chất của ông.

Ông lái đò hiện lên là người khỏe mạnh, từng trải, ngoại hình và tố chất được tạo nên bởi nét đặc thù của môi trường lao động là trên sông nước. 

" Tay ông lêu nghê như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh ra như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào, nhỡn giới cao vòi vọi" . Nguyễn Tuân gọi con người này là thứ vàng mười" bởi ông đã đừng trước thử thách và chiến thắng sông đà. Trước hết ở ông lái đò Lai Châu là người tài hoa trí dũng, có phong thái ung dung của người nghệ sĩ.

Ông tài trí, từng trải, lão luyện trong nghề, đạt đến trình độ "lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của những con thác hiểm trở". 

Nguyễn Tuân đã bày tỏ lòng khâm phục của mình đối với người lái đò bằng cách so sánh, liên tưởng độc đáo " sông Đà đối vơi sông lái đò như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc cả dấu câu chấm than và cả đoạn xuống dòng". Người lái đò thuộc rõ quy luật phục kích của đá, biết rõ cửa tử cửa sinh.

 

Đầu tiên, người lái đò được miêu tả như một biểu tượng của sự kiên cường và dũng cảm đối mặt với những thử thách của sông Đà. Ông là một chiến binh trên dòng nước khắc nghiệt, luôn sẵn sàng đương đầu với những con sóng cao và dòng nước lẩn khuất. 

Nguyễn Tuân viết: Người lái đò đã nắm chắc bẹn lái, rồi hai tay giữ chặt, chân đạp mạnh lên sáp lái. " Những từ ngữ mạnh mẽ này không chỉ tạo ra một hình ảnh rõ nét về sự gan dã và quyết tâm của người lái đò mà còn làm nổi bật tính cách tồ đáng quý của ông, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thứ hai, người lái đò cũng là biểu tượng của sự gan dạ và khéo léo trong việc vượt qua những dòng nước nguy hiểm. Người lái đò không chỉ đơn thuần là một người lao động mà còn là một người thợ thủng, đầy kinh nghiệm và tinh thần chính trị. Ông luôn đứng vững chủ đắt chức lực, không thể bị nhấn chìm.

Ở trùng vi thạch trận thứ nhất, sông Đà đã phô ra sức mạnh thể chất của nó với sự phối hợp giữa đá, sóng, nước. Chúng vừa đánh trực diện vừa tung đòn đánh tỉa, để dồn Người lái đò vào thế yếu. 

Dù cảm hứng lãng mạn là cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm song cái nhìn và cách miêu tả của Nguyễn Tuân về cuộc thủy chiến không hề hời hợt dễ dàng, ông ghi lại thời điểm mà tưởng như ông lái đò ngã gục trước những đòn đánh chí mạng của sông Đà. 

Nhưng bằng sức chịu đựng phi thường, thể chất dẻo dai, cường tráng vẫn cố gắng kẹp chặt cuống lái, trên thuyền vẫn vàng lên sự chỉ đạo ngắn gọn, dứt khoát. Và bằng lòng dũng cảm, sức khỏe phi thường, bình tĩnh, người lái đò đã vượt qua những trùng vi thạch trận thứ nhất. Ở trùng vi thạch trận thứ hai với sự thay đổi bất ngờ, biến hóa khôn lường trong việc bố trí các cửa sinh, cửa tử.

Nhưng bằng kinh nghiệm dày dặn, bằng sự linh hoạt ông lái đò đã nhanh chóng đưa thuyền đi vào đúng cửa sinh. Với đoàn quân sóng nước, cách đánh của ông cũng biến hóa linh hoạt, để phù hợp với những trùng vi thạch trận khác nhau.  

Ở trùng vi thạch trận cuối cùng tác giả miêu tả không nhiều song vẫn làm bật lên được tài nghệ trong việc lái đò của ông lão. Bằng sức khỏe và sự dẻo dai, sức chịu đựng, đặc biệt là lòng dũng cảm, chủ động, quyết đoán, ông đã vượt qua tất cả những cái bẫy mà sông Đà đã tung ra. 

Cuộc chiến không cân sức giữa một bên là thiên nhiên dữ dội với một bên là ông lão đơn độc chỉ có mái chèo là vũ khí duy nhất, song chiến thắng đã thuộc về con người.

Không biết đến bao giờ tôi mới thôi ngạc nhiên và thích thú trước hình ảnh không hiểu làm sao mà Nguyễn Tuân có thể nghĩ ra về sự "tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng" của thằng đá tướng khi bị cái thuyền đánh trúng cửa sinh, đè sấn lên, chặt đôi sóng ra để mở đường tiến qua ải nước.

Nhưng để lại dấu ấn rõ nét hơn cả trong tôi lại là những câu văn về dòng sông khi vừa hết thác: " vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ" . Nhà văn đã mượn cho kí ức con người vẻ đẹp thênh thang của bờ cát bên sông. Và những người lái thuyền trong đêm ấy đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và chỉ toàn bàn tán về cá anh vũ, cá đầm xanh.

Nhà văn làm cho ta thấy họ còn lớn hơn bậc nữa vì họ hồn nhiên quên đi cái lớn của mình. Hay nói đúng hơn họ không hề cho là lớn lao, cái mà chúng ta thấy rõ ràng rằng vĩ đại. Người lái đò của Nguyễn Tuân không có phép màu để so sánh với sức lực của Thủy Tinh nhưng ông "đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá". 

Và cái kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh đã khiến Người lái đò dù trong tay chỉ có cây chèo vẫn có thể phá thành, vượt ải như một chiến trường bách thắng trong sự nghiệp đấu tranh chống lại thiên nhiên khắc nghiệt.

Nếu như trong cuộc chiến với sông Đà thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh ở bề nổi của sông đà thì sau cuộc chiến cách ứng xử với chiến công, chiến thắng của Người lái đò lại cho thấy những vẻ đẹp ở bề sau tâm hồn, nhân cách.

Chiến thắng được sông Đà với bảy mươi ba ghềnh thác là một điều không phải ai cũng có thể làm được, thậm chí đây là một chiến công phi thường. Song với ông lão và tất cả những người lao động nơi đây đó là một điều hết sức bình thường. 

Nhưng chính bởi biết giản dị hóa bình thường hóa điều phi thường mà tâm hồn, nhân cách của những người lao động nơi đây càng trở nên trân trọng, đáng quý.

Hình tượng Người lái đò in đậm dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân. Bởi ông chính là kiểu người tài hoa, nghệ sĩ, biết nâng nghề nghiệp của mình lên mức nghệ thuật. 

Song ở hình tượng ông lão thể hiện rất rõ sự chuyển biến trong tư tưởng Nguyễn Tuân khi những con người tài hoa, nghệ sĩ được miêu tả không phải là những con người phi thường mà là những con người bình dị, thậm chí vô danh. Đây chính là cách Nguyễn Tuân ngợi ca, tôn vinh những người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Cấp tốc cấp tốc cùng Examon

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao việc luyện đề lại quan trọng đến vậy không? Rất nhiều bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi luyện đề: Không phải mọi bộ đề đều giống nhau. 

Nhiều bạn vẫn thường tìm kiếm và làm những bộ đề cũ kỹ, lỗi thời trên mạng mà không biết rằng chúng có thể không phản ánh chính xác chương trình học hay xu hướng ra đề mới nhất. Điều này không chỉ khiến bạn mất thời gian mà còn có thể dẫn đến những hiểu lầm về năng lực thực sự của mình.

Luyện đề đúng cách là phương pháp để bạn có thể nhận diện các dạng bài tập thường gặp, nắm vững phương pháp giải quyết hiệu quả và từ đó, nâng cao kỹ năng giải đề của mình. Với hệ thống đề được cập nhật liên tục và chính xác, Examon sẽ giúp bạn:

- Nhận diện các dạng bài thi quan trọng.

- Luyện tập với các phương pháp làm bài tối ưu.

- Thành thạo kỹ năng giải đề, sẵn sàng cho mọi kỳ thi.

Dưới đây, Examon sẽ hướng dẫn bạn cách luyện đề hiệu quả với hệ thống đề củaExamon:

- Bước 1: Tạo và Đăng nhập tài khoản Đầu tiên, các bạn cần có một tài khoản Examon. Chỉ với vài thao tác đăng ký nhanh chóng, bạn đã sẵn sàng cho hành trình chinh phục kiến thức!

- Bước 2: Tiếp theo, hãy chọn lớp học, môn học mà bạn muốn luyện và khu vực bạn đang sống để Examon cung cấp đề thi phù hợp nhất với bạn.

- Bước 3: Lựa chọn đề thi và Bắt đầu luyện, Examon có hai chế độ: Luyện tập để bạn làm quen và Thi thử để kiểm tra năng lực. Hãy chọn một đề thi phù hợp và bắt đầu luyện!

- Bước 4: Khi làm bài, hãy tập trung và nghiêm túc như thể bạn đang ở trong phòng thi thật sự. Đây là cơ hội để rèn luyện sự tự tin và kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.

- Bước 5: Nhận điểm và Phân tích kết quả sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được điểm số ngay lập tức cùng với lời giải chi tiết cho từng câu hỏi, giúp bạn hiểu rõ mình cần cải thiện ở đâu.

Hình màu vàng.png
Bộ đề ôn thi cấp tốc 30 ngày cùng Examon

Tham khảo ngay bộ đề được biên soạn đặc biệt bám sát \(99.9 \%\) đề tham khảo kỳ thi THPT năm 2024 của Examon ngay!