Sông đà hung bạo - Người lái đò sông Đà
Thông điệp về lòng yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc cùng với sức mạnh phi thường của con người VN đã được tái hiện trong trang web dưới đây.
Mục lục bài viết
Đoạn miêu tả sự hung bạo của sông Đà được đánh là phần đặc sắc và ấn tượng nhất. Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên còn coi trọng vẻ đẹp con người đầy tài trí. Để hiểu rõ hơn hãy đi sâu phân tích các yếu tố cấu thành nên một con sông hung bạo dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân như thế nào nha
1. Đá bờ sông dựng vách thành
Vách thành sông Đà là cảnh sừng sững án ngữ trước mặt độc giả ngay lần dạo chơi mạo hiểm đầu tiên. Văn nhân khẳng định " hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông dựng vách thành".
Ấn tượng trực tiếp đến mắt người đọc đó chính là hình ảnh ẩn dụ "vách thành". Ta vẫn thường nhắc đến "thành" như một khối kiến trúc quân sự vô cùng kiên cố.
Các bấc anh minh xưa thường cho đắp thành như một công trình phòng ngự, một pháo đài hiểm. Thành quách là nơi bên ngoài quân địch khí mà xâm nhậc vào nhưng bên trong quân ta lại nắm rõ nọi tình khi nhìn ra để rồi dễ dàng tác chiến.
Nguyễn Tuân với tư cách là khách tham quan trên sđà giống như người đang đứng ở bên ngoài thành. Vì thế mọi thứ với ông là vô cùng bí ẩn.
Những đợt hỗn chiến, tấn công bí hiểm cử đang rình rập đâu đây trên sông đà như một sự đe dọa đầu tiên với con người. Chỉ với hai chữ "vách thành" nhà ảo thuật ngôn từ đã dựng lên trước mắt người đọc vách đá sđà sao kiên cố, thâm nghiêm.
Không chỉ vật những đợt hỗn chiến, tấn công bí hiểm cử đang rình rập đâu đây trên sđà như một sự đe dọa đầu tiên với con người.
Đồng thời tuy không nói hết nhưng nhà văn biết vận dụng tối đa năng lực chữ nghĩa để chỉ gọi "vách thành" thôi nhưng gợi ra ấn tượng nới bạn đọc cả "thành cao hào sâu". Từ đó người chiêm ngưỡng cảm nhận được vách đá hiện lên như thành cao, sông Đà với vực thằm như hào sâu hun hút.
Tất cả bước đầu dần kéo người đọc vào trùng vây liên tưởng choáng ngợp, hãi hùng. Chính bởi thành trì ấy cao thăm thăm, sâu hun hút mà "đúng ngọ mới có mặt trời". "Đứng ngọ" là thời điểm giữa trưa. Đây là lúc bề mặt trái đất nhận được nhiệt lượng lớn nhất từ mặt trời.
Ta đã bắt gặp ánh nắng tinh nghịch trong bao vần thơ về sông nước "nắng chiếu sông Lô" như trong thơ Tố Hữu hay "nắng xuống" trong thơ Huy Cận. Ánh nắng chói chang soi chiếu vạn vật nhưng trong ấn tượng của nhà văn họ Nguyễn chỉ khi lên thiên đỉnh nắng mới được le lói trên lòng sông Đà.
Phải chăng, vách đá quá cao, vực sông quá sâu đến độ nắng không thể chiếu xiên ngang mà chỉ có thể hắt xuống từng giọt hiếm hoi như vậy.
Cao, sâu thôi chưa đủ cụ Nguyễn còn muốn đưa người đọc đến sự hung bạo tột cùng của cảnh đá bờ sông qua độ hẹp của sông đà. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân hai bên bờ sông như đang xích lại gần nhau: "Có vách đá thành chẹt lòng sông đà như một cái yết hầu.
Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia". Đá sông Đà được so sánh nhưu "cái yết hầu" gợi liên tưởng cảm nhận qua chính xúc giác của người đọc.
Độ hẹplòng sông bị vách đá chèn ép tới mức nghẹt thở. Qua độnng từ "chẹt" người đọc cảm tưởng như vách thành đã lấn át hết cả bờ sông ghê rợn, hãi hùng. Những chi tiết miêu tả tưởng chừng như bâng quơ của cụ Nguyễn nhưng lại mang sức biểu đạt hiệu quả vô cùng.
Chỉ hành động đơn giản của nai hổ, cú ném nhẹ chơi đùa của con người lại là thước đo tài tình hơn bất cứ con số chuẩn xác nào. Sự nguy hiểm của dòng sông gợi ra ngày một đậm, một nơi hẹp như thế, lwuu tốc dòng nước vốn nhanh giờ lại xiết hơn.
Cứ thử tưởng tượng con thuyền nào mà kẹt vào cái khe ấy thì tiến gkhoong được, lùi cũng không xong chỉ nhwof sóng nước và đá đạp cho tan xác mà thôi.
Ấn tượng về dộ cao, sâu của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đạm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lối liên tưởng bất ngờ, thiên nhiên hoang sơ gần với đời sống hiện đại của con ngườ:
"Ngòi trong khaong đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngỡ mà... ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụ đèn điện"
Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác, mà còn kết hợp sử dụng các giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ và táo bạo. Ân tượng phi lý của xúc giác ngày giữa mùa hè hiện ra. Đang giữa mùa hè mà văn nhân lại có cảm nhận như trong mùa băng giá.
Phải chăng đó không phải là cái lạnh da thịt do thời tiết mang đến mà cái lạnh ở trong lòng, ronwtj tóc gáy, sởn gai ốc do sông Đà mang tới.
Tuy nhiên cụ Nguyễn đâu giống người thường, nguy hiểm mà vẫn đậm tô cho kì được thêm cảm giác hã hùng về độ cao qua độ hẹp của hè phố và sự phụt tắt bất thình lình của đèn điện làm thót tim người quan sát khi đi vào khúc sông tăm tối này.
Tất cả đã đem đến hình dung ban đầu về sòng sông, quy tụ tất cả tnihs từ đo lường nguye hiểm nhất: cao thăm thẳm, sâu hun hút, hẹp ddeens khong thở nổi và bất thình lonhf rơi vào tăm tối như muốn nuốt chừng con người
2. Tính chất qua ghềnh hát lóng
Sự hung bạo của Đà giang còn là sự kết hợp của quần thể những thác đá, sóng nước. Máy quay của người nghệ sĩ đã chuyển từ vách thành qua cái dữ dội ở mặt ghềnh Hát Loong: "dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồn gió gùn ghè suốt năm".
Chỉ với hai câu văn nhưng bằng sự biến ảo của ngôn từ trong các thủ pháp nghệ thuật, tính hung bạo của Đà Giang hiện ra với hình ảnh động đậy trước mắt độc giả
Đội quân sóng, nước, gió trên sông đà đang bắt tay nhau tạo trận địa uy hiếp con người. Nhịp văn ngắn, nhanh, mạnh, dồn dập như đang muốn tạo cơn cuồng phong bão tố. Hình ảnh điệp nối tiếp luân chuyển nhau, sóng gió sông Đà cứ thế gối lên nhau, lần lượt uy hiếp con người.
Cụ Nguyễn đã đặt vào ba vế câu ba điệp từ "xô" để cộng hưởng cho những đợt đánh liên hoàn dữ dội của sóng nước thác đá.
Đà giang như con thủy quái đầm lầy đang cuồn nộ, vẳn tính, gắt gỏng vô cơ giận dỗi với con người chúng ta. Chúng "gùn ghè" đe dọa con người như thói quen thường ngày của nó. Nó sẵn sàng tiêu diệt, nuốt trọn bất cứ tay lái khinh suất nào: "Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
Không biết là vô tình hay cố ý, "chuyên viên tiếng Việt" đã kết hợp giữa tên địa danh với đặc điểm của sông Đà ở quãng sông này? Luồng gió "gùn ghè” lại nằm đúng vị trí mặt ghềnh Hát Loóng.
Cái tên địa danh đọc đã phải tốn sức nén hơi, uốn lưỡi như chính khó khăn mà Nguyễn Tuân vừa đi qua chỗ nước giữ, với sóng, với đá, với ghềnh thác của sông Đà. Trước tài năng của NTuan mọi cảm giác thật dường như được trải qua rõ ràng dưới phong ba ngôn từ của ông.
3. Hung bạo qua cái " xoáy tít đáy"
Dưới bàn tay ma thuật của văn sĩ, sông Đà hung bạo tiếp tục nghênh chiến với người đọc qua đội quân hút nước dữ dằn. Hút nước hiện ra trước mặt độc giả qua hình ảnh "cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu", qua âm thanh ghê rợn của "cửa cống cái bị sặc" với sự cộng hưởng đến đáng sợ giữa cả hình ảnh và âm thanh "nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào".
Miêu tả cảnh những cái hút nước trên sông, Nguyễn Tuân đã sử dụng đến độ thành thạo các biện pháp tu từ nghệ thuật. Biện pháp nhân hóa khiến nước biết 'thở" và "kêu" khiến người ta sợ đến rùng mình nhưng như thế là chưa đủ với một người ưa thích chơi mãnh liệt đến tột đỉnh như Nguyễn Tuân.
Người khổng lồ trên dòng thác ngôn từ tiếp tục bẩy thêm nghệ thuật so sánh vào miêu tả khiến người đọc thêm khiếp vía. Độc giả như được đeo chiếc kính xem phim thực tế ảo bây chỉ muốn nhắm tịt mắt, bịt chặt tai vì kinh sợ.
Phân cảnh phim nối tiếp nhau chiếu lên cái hút nước ở độ sâu "xoáy tít đáy" - như cái giếng sâu mà dòng nước đang cuộn trào, xiết lại không có dấu hiệu ngừng đến độ dày trong "giếng bê tông" không gì cồng phá nổi hay độ rộng ở "cánh quạ đàn". Hiểm nguy đang rình rập khắp ba chiều không gian cùng âm thanh dữ dội đầy bí ẩn.
Đứng trước sức hút ngôn từ ở Nguyễn, không chỉ độc giả, đồng nghiệp văn chương mà chính cả những nhà phê bình nhiều khi cũng thấy bật lực khi phát hiện ra vốn từ của mình sao nghèo nàn, chẳng thể nghĩ tới sự miêu tả lạ lùng, kì thú như Nguyễn và cũng chẳng biết dùng chữ nghĩa nào để bình về độ chính xác và tinh tế của ngòi bút Nguyễn.
Người ta chỉ biết gật đầu mà bảo nhau rằng: sông Đà quả thực là một con quái vật đang trong một cơn cuồng nộ đầy ghê sợThế nhưng tài liên tưởng của Nguyễn Tuân không dừng lại ở đó, bộ phim hành động do ông đạo diễn tiếp tục đưa người đọc vào môn thể thao tốc độ mạo hiểm. Đi thuyền qua quãng sông này, nhà thám hiểm cảm nhận "y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực".
Chưa bao giờ người đọc lại tưởng tượng thấy cảm giác đáng sợ của đường sông rõ ràng như vậy qua cái hình dung về đường bộ. Chèo thuyền men gần hút nước này chắc chỉ người thích phiêu lưu như Nguyễn Tuân hay dũng cảm như ông lái đò mới dám thử.
Còn người đọc chỉ mới mường tượng ra viễn cảnh tương lai qua sự miêu tả cụ thể, rõ ràng ấy của văn nhân thôi đã thấy hãi hùng rồi.
Ghê sợ là vậy nhưng Tuấn Thừa Sắc vẫn muốn tô đậm thêm sự nguy hiểm cho cái hút nước sông Đà. Phối hợp giữa "tả" và "kể” ông muốn cùng người đọc đi tới cái hung bạo đến tột cùng của Đà. Đi hết những câu văn miêu tả ông tìm đến những câu văn thiên vể kể:
"Nhiểu bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng ấy nó lôi tuột xuống... thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi... tan xác ở khuỷnh sông dưới". Nhà văn như muốn đưa người đọc thoát li thực tế để tìm tới vùng đất mênh mông của trí tưởng tượng bằng những hình ảnh đầy chất hiện thực mà ai cũng có thể hình dung được.
Sông Đà như cái động không đáy lúc nào cũng nhăm nhe nuốt chửng tất cả mọi thứ. Có một dòng sông từng cuốn đi nhiều thứ như thế trong tác phẩm "Thời xa vắng" của Lê Lựu.
Dòng sông về mùa lũ khiến dân làng từng thiết hại nhiều "nước sông đã ăn lên lem lém nuốt chửng cả cánh bãi xanh non mênh mông lúa lốc và vừng". Đó là điều không thể tránh được nhưng chỉ trong mỗi mùa lụt về ở ngôi làng Hạ Vi.
Tự nhiên bất ngờ ập tới khi người ta còn "bừa bộn ngổn ngang". Thế nhưng khi mùa lụt qua đi, mọi thứ lại trở về bình thường. Sông lũ trong "Thời xa vắng" vì vậy phẩn nào vẫn mang vẻ hiền hòa của sông quê chứ không ranh mãnh như sông Đà.
Con thủy quái ấy đặt những cái bẫy chết người mà chỉ cần người lái đò lơ là tay chèo, lập tức sẽ bị hút xuống. Nó tàn nhẫn chẵng chịu buông tha cho bất cứ thứ gì qua đó.
Tuy nhiên kẻ săn tìm cái đẹp muốn khai thác cho kì hết cái nguồn thẩm mĩ vốn có của sông Đà. Nhà sáng tạo đã vận dụng triệt để kiến thức liên ngành trong bộ môn nghệ thuật thứ bảy - điện ảnh để tha hồ lật xoay ngắm nghía sông Đà từ mọi góc độ.
Ông đột ngột tung ra giả tưởng li ki kéo người đọc xuống tận đáy hút nước xoáy tít. Cảm giác chân thật đến từng mi-li-mét hiện ra cùng đợt sóng hãi hùng ập tới.
Nhà văn biến mình thành anh thợ quay phim táo tợn tợn muốn truyền cho người đọc cảm giác lạ đã dũng cảm ngồi vào một chiếc thuyền thúng rồi thả mình, thuyền và máy quay văng xuống cái hút nước sông Đà.
Lia ngược máy lên thành hút nước là hình ảnh "thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày" như "sắp vỡ tan ụp vào" cả người quay lẫn người xem. Chiếc cốc khổng lồ được khuấy lên là hình ảnh gợi người ta cái liên tưởng rõ ràng nhất. Vì vậy người xem phim kí sự của nhà đạo diễn tài ba Nguyễn Tuân cứ run lên vì sợ hãi.
Người ta phải bám lấy mép một chiếc lá rừng vừa vứt vào trong cốc để trấn tĩnh bản thân và tạo điểm bám vững chắc cho cơ thể mình khỏi bị văng ra, bị cuốn vào làn nước dữ dội kia.
Sự uyên bác về các lĩnh vực đời sống như giao thông hay các ngành nghệ thuật như điện ảnh khiến trang văn của Nguyễn bung nở. Để tận hưởng hết vẻ đẹp kì thù của tờ hoa ấy người đọc không cách nào khác ngoài tưởng tượng bởi sự thưởng lãm trong tâm tưởng nhiều khi còn kì thú hơn cả sự miêu tả lại bằng ngôn từ.
4. Cách học nhanh - nhớ lâu môn Ngữ Văn
- Chia nhỏ bài học thành nhiều phần nhỏ
Với các môn xã hội, nội dung bài học thường rất dài, nhìn vào một bài dài bạn sẽ có cảm giác "ngán" không có chí để học. Trước một đống bài vở ngổn ngang như thế, nếu bạn học bài một cách không có kế hoạch, chắc chắn sẽ rất rất lâu thuộc và cho ra hiêu quả kém.
Vì thế, để tránh tâm lý "choáng ngợp" với lượng kiến thức lớn, thì trước khi học bạn nên dành chút thời gian để tách nhỏ nội dung thành những phần nhỏ, đồng thời sắp xếp một cách có khoa học để tiếp thu bài vở nhanh hơn. Lúc này, sau khi chia bài ra thành các phần nhỏ, bạn sẽ thấy bài ngắn và có cảm giác thuộc nhan hơn
- Tóm tắt và highlight các ý chính trong bài
Việc tóm tắt các ý chính trong bài cũng là một mẹo ghi nhớ nhanh có hiệu quả, mẹo này giúp bạn học bài nhanh thuộc hơn. Trước tiên bạn cần nhớ tựa bài vì đây là ý chính của cả bài, tiếp theo là các mục lớn trong bài. Sau khi tóm tắt, bạn hãy lọc và highlight các ý chính trong từng mục lớn để học
- Lựa chọn thời điểm học phù hợp
Thực sự sẽ không có một thời điểm cụ thể trong ngày giúp bạn học thuộc bài nhanh nhất. Mỗi người sẽ có khoảng thời gian phù hợp với riêng mình. Có bạn thì thích học bài vào sáng sớm, nhưng có bạn lại thích học bài sau khi ăn tối đến đêm khuya. Bài viết này chúng tôi không khuyên các bạn phải học vào một khung giờ bắt buộc nào đó. Thay vì vậy, hãy tự tìm ra cho mình khoảng thời gian lí tưởng cho việc học
- Học bài hiệu quả bằng sơ đồ tư duy
Một số môn học có nội dung khá dài dòng, thật sự không thể học hết theo khuôn khổ được khiến bạn mau chóng ngán ngẩm, nãy ra ý nghĩ không muốn học. Song nếu để ý những môn như lịch sử, địa lí hay triết học, tuy nhiều chữ nhưng không đòi hỏi bạn phải nhớ nội dung chính xác đến từng chi tiết.
Do đó, bí quyết để thuộc nhanh những bài học này chính là học ý nghĩa
Trải nghiệm cách học cách luyện mới
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao việc luyện đề lại quan trọng đến vậy không? Rất nhiều bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi luyện đề: không phải mọi bộ đề đều sẽ giống nhay
Nhiều bạn vẫn thường kiếm những bộ đề cũ kỹ, lỗi thời trên mạng mà không biết rằng chúng có thể không phản ánh chính xác chương trình học hay xu hướng ra đề mới nhất. Điều này không chỉ khiến bạn sẽ bị mất thời gian và còn hiểu lầm năng lực của mình nữa đó.
Hiệu quả bất ngờ luôn nằm ở phương pháp luyện đề đúng cách, thông minh. Nếu bạn tin điều này hãy cùng traiir nghiệm những chiếc đề xinh xắn và hệ thống học vui của Examon chúng mình.
Với hệ thống đề được cập nhật liên tục và chính xác, Examon sẽ giúp bạn:
- Nhận biết các dạng bài thi quan trọng.
- Thực tập dễ dàng với các phương pháp làm bài tối ưu.
- Thông thạo kỹ năng giải đề, sẵn sàng cho mọi kỳ thi.
Dưới đây, Examon sẽ hướng dẫn bạn cách luyện đề hiệu quả :
- Bước 1: Tạo và Đăng nhập tài khoản Đầu tiên, các bạn cần có một tài khoản Examon. Chỉ với vài thao tác đăng ký nhanh chóng, bạn đã sẵn sàng cho hành trình chinh phục kiến thức!
- Bước 2: Tiếp theo, hãy chọn lớp học, môn học mà bạn muốn luyện và khu vực bạn đang sống để Examon cung cấp đề thi phù hợp nhất với bạn.
- Bước 3: Lựa chọn đề thi và Bắt đầu luyện, Examon có hai chế độ: Luyện tập để bạn làm quen và Thi thử để kiểm tra năng lực. Hãy chọn một để thi phù hợp và bắt đầu luyện!
- Bước 4: Khi làm bài, hãy tập trung và nghiêm túc như thể bạn đang ở trong phòng thi thật sự. Đây là nơi để rèn luyền sự tự tin cái có sẵn trong bạn và chỉ cần chờ khai phá.
- Bước 5: Nhận điểm và Phân tích kết quả sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được điểm số ngay lập tức cùng với lời giải chi tiết cho từng câu hỏi, giúp bạn hiểu rõ mình cần cải thiện ở đâu.
Tham khảo ngay bộ đề được biên soạn đặc biệt bám sát \(99.9 \%\) đề tham khảo kỳ thi THPT năm 2024 của Examon ngay!