Sơ lược về tác phẩm "Người lái đò sông Đà"
Nguyễn Tuân - người tạo ra bao nhiêu tác phẩm để đời, mà chắc hẳn chưa ai biết về cuộc đời của ông và hành trình sáng tác ra Người lái đò sông Đà.
Mục lục bài viết
Người lái đò sông Đà được coi đứa con tinh thần của Nguyễn Tuân bởi khi viết tác phẩm này ông đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để đem đến một tác phẩm tuyệt vời như vậy. Đây không chỉ nói về sông Đà mà tác giả còn ca ngợi những con người tuyệt vời nơi miền núi xa xôi Tây Bắc - nơi có khí hậu khắc nghiệt bật nhất Việt Nam.
1. Khái quát chung
1.1 Tác giả - Nguyễn Tuân
- Vị trí: Ông là một nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học nước nhà. Nguyễn Tuân có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn học Việt Nam hiện đại.
- Phong cách: Ông được biết đến với phong cách viết tài hoa uyên bác, qua mỗi bài viết của ông đều có nét độc đáo riêng. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể tóm gọn trong một chữ "Ngông". Bên cạnh đó Ông cũng theo đuổi chủ nghĩa "xê dịch", ông không thích cũ kĩ, muốn làm mới văn phong của mình nên ông mỗi ngày đều trau dồi để tác phẩm của mình được mới mẻ.
- Sự nghiệp sáng tác: Trước cách mạng Ông nổi tiếng với tác phẩm "Vang bóng một thời" và sau cách mạng những tác phẩm của ông cũng được biết đến nhiều hơn trong đó không thể không kể đến tập "Sông Đà". Thể loại sở trường của ông là tùy bút, với rất nhiều tác phẩm đặc sắc; trong đó, tùy bút "Người lái đò Sông Đà" có thể được xem là một trong những áng văn tiêu biểu nhất của ông ở thế loại này.
1.2 Tác phẩm - Người lái đò sông Đà
- Hoàn cảnh: Bài tùy bút "Người lái đò sông Đà" được Nguyễn Tuân sáng tác sau chuyến đi thực tế gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn của tổ quốc. Ở đó ông ăn cùng người dân, cùng bộ đội để hiểu được cuộc sống của dân tộc miền núi. Để viết bài Người lái đò sông Đà ông đã sống ở Tây Bắc một thời gian dài để ngắm nhìn hết vẻ đẹp của sông Đà.
- Xuất xứ: Tùy bút "Người lái đò Sông Đà" được rút từ tập tùy bút "Sông Đà", xuất bản lần thứ nhất vào năm 1960.
- Nội dung khái quát: Ca ngợi "chất vàng mười" của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Hình tượng dòng sông Đà đại diện cho thiên nhiên Tây Bắc vừa hung bạo cũng vừa dịu dàng. Hình tượng người lái đò sông Đà là đại diện cho con người nơi đây, kiên cường bất khuất, trí dũng song toàn.
2. Phân tích tác phẩm
2.1 Lời đề từ
- "Đẹp vây thay tiếng hát trên dòng sông". Đây là lời cảm thán về vẻ đẹp nên thơ, thi vị của các dòng sông, hé mở vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sức sống của con người lao động miền sông nước.
- "Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu ". Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông, riêng sông Đà thì chảy về hướng bắc. Cái thế chảy độc đáo, nghịch ngược rất "ngông" của thiên nhiên đã được Nguyễn Tuân tìm thấy, đồng cảm, hé mở cái cá tính ưa "làm mình làm mẩy" của sông Đà hùng vĩ, dữ dội.
=> Qua hai lời đề từ ta cũng cảm nhận được dòng sông Đà có cá tính rất riêng biệt. Vừa dịu dàng nhưng cũng rất hung bạo. Cũng vì nét đặt biệt ấy nên Nguyễn Tuân đã dành riềng một tập tùy bút chỉ để viết về sông Đà.
2.2 Vẻ đẹp hung bạo
+ Bờ sông
- "dựng vách thành", cao vút, dựng đứng.
- Quãng sông thì hẹp đến nỗi "con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia".
- "Mặt sông chỗ ấy chi đúng ngọ mới có mặt trời", "đang mùa hè đi đò qua quãng ấy cũng cảm thấy lạnh".
- Khi đi qua quãng này, người ta cảm tưởng như mình "đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên các tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện".
\(\rightarrow\) hiện lên là một khúc sông Đà vừa sâu, vừa hẹp, đem đến cảm giác sợ hãi khi đi qua. Nguyễn Tuân dùng những từ ngữ miêu tả làm cảnh tượng như được dựng lên ngay trước mắt người đọc.
+ Ghềnh
- ghềnh Hát Loóng "dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm...".
- Các từ láy "cuồn cuộn", "gùn ghè" vừa hợi âm thanh ghê rợn vừa gợi những hình ảnh khủng khiếp của nơi đây.
- Được miêu tả như những kẻ phẩn nộ đi đòi nợ
\(\rightarrow\) Sự nguy hiểm của nó mà con người không thể lường trước được, khi nó tới thì chỉ biết đón nhận. Âm thanh kinh khủng ấy cũng đủ để làm người ta kiếp sợ.
+ Hút nước
- Nhìn từ xa những cái xoáy nước trên sông giống như cái lúm đồng tiền trên má cô gái, có thể lôi tuột một cái thuyền xuống đáy sông và đánh cho tan xác.
- Những cái hút nước như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.
- "Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc".
\(\rightarrow\) Nguyễn Tuân rất tinh ý khi sử dụng những từ ngữ làm cho tác phẩm sinh động như đang coi một bộ phim hành động nguy hiểm.
+ Thác nước
- Tiếng thác nghe như là "oán trách", nghe như là "van xin", "khiêu khích", giọng gằn mà "chế nhạo".
- "Thế rồi nó rống lên",so sánh tiếng thác sông Đà giống như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn để phá tuông sự bủa vây của rừng lửa.
\(\rightarrow\) sự giữ dội của nước sông, như sự cuồng nộ khi bị ai chọc giận. Nó khiêu khích xem có ai dám đến gần, đe dọa nếu đến gần thì tan xác.
+ Đá
- "cả một chân trời đá" \(\rightarrow\) đá sông Đà nhiều vô kể.
- từng tảng đá mặt hòn nào trông cũng "ngỗ ngược", "nhăn nhúm", "méo mó".
- Rồi chúng thông minh đến nỗi vây lại thành một thạch trận giống như một trận đồ bát quái trên sông Đà.
\(\rightarrow\) sông Đà giống như kẻ thù số một của con người. Không để con người có thể vượt qua.
=> Sơ kết: Sự hung bạo của sông Đà càng được tô đậm bởi từ ngữ của Nguyễn Tuân là cho nó sinh động đến nỗi người đọc phải rùng mình.
2.3 Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình
- Sông Đà "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân".
- Không chi đẹp ở đáng hình mà còn đẹp ở màu nước: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, thu sang nước sông chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa. Như vẻ đẹp cửa người con gái vừa đẹp về dáng vừa đẹp về da.
- Bờ bãi sông Đà thì mênh mang, trải dài "bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm sông Đà".
- So sánh vô cùng gợi cảm khi miêu tả dòng sông "bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử", "bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa".
- Vẻ đẹp trữ tình của sông đà được Nguyễn Tuân ngắm nhìn ở nhiều góc độ khác nhau nên có những cảm nhận mà không phải ai cũng cảm nhận được. Qua đó ta thấy được sự đầu tư của Nguyễn Tuân vào tác phẩm. Đầu tư cả về chất xám, kĩ năng và hơn hết là công sức thời gian của ông.
\(=\)> Sơ kết hình tượng sông Đà:
+ Ngòi bút tài hoa và biến hóa của Nguyễn Tuân đã làm cho một vật vô tri trở nên có những cảm xúc như con người.
+ Sông Đà hiện lên với hai vẻ đẹp: vừa dữ dội, hung bạo, hùng vĩ, vừa dịu dàng, trữ tình nên thơ. Nó là nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật.
2.4 Hình tượng người lái đò
+ Lai lịch, ngoại hình:
- Lai lịch: Làm nghề chở đò dọc suốt mười năm liền, nghi làm nghề đã đôi chục năm nay, quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh Lai Châu.
- Ngoại hình: Tuổi đã 70 nhưng rất còn trẻ tráng.
+ Tài năng và tâm hồn:Là người từng trải, hiểu biết và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề lái đò, Là người mưu trí dũng cảm, bản līnh và tài ba
3. Mẫu mở bài và kết bài tham khảo
MỞ BÀI
Một nhà phê bình đã từng nói: "Người nghệ sĩ phải xâm nhập sâu vào đò̀i sống nhân dân. Anh phải nhập đến một mức độ nào đó tho móii hình thành. Thơ chi tràn ra khi trong tim anh cuộc sống đã thật ư đầy." Cả cuộc đời cần mẫn như con ong hút nhụy từ những con ong của cuộc sống, Nguyễn Tuân đã để lại trên thi đàn văn chương Việt Nam một sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Ông khẳng định vị trí của mình bằng một phong cách rất đặc biệt mà giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã gói gọn trong chữ "ngông" của một người tài ba uyên bác. Nếu trước cách mạng ông dùng cái ngông để phê phán xã hội và viết về vẻ đẹp của những con người kì vĩ lớn lao ở một thời vang bóng thì sau cách mạng tháng Tám, cái "ngông" của Nguyễn Tuân lại được dùng để ca ngợi tình yêu quê hương đất nước. Đồng thời, ông cũng đi tìm cho mình một chủ nghĩa anh hùng ở đời sống của nhân dân lao động bình thường. một trong những tác phẩm thể hiện rất rõ phong cách của Nguyễn Tuân
KẾT BÀI
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng viết rằng: " Khi thi trang nghiêm cổ kính, khi thi đùa cọt bông phòng, khi thi thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bùa bãi nhu ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa" để nói về câu chữ của Nguyễn Tuân. Quả thực, khép lại trang văn "Người lái đò sông Đà" nói chung và đoạn trích nói riêng, độc giả đã có cơ hội ngắm nhìn phong cách viết ấy nhiều hơn qua bóng dáng dòng sông Tây Bắc vừa trữ tình vừa hung bạo. Tròn sáu mươi năm kể từ ngày ra đời, thiên tùy bút đã trở thành dấu ấn đặc biệt trên thi đàn văn chương Việt Nam và trong lòng người đọc và vẫn vẹn nguyên giá trị, sức sống như những ngày đầu. Thời gian có thể mài mòn sông núi nhưng những trang viết của ông sẽ vẫn còn đó, trường tồn, vĩnh cửu cùng với người đọc mến mộ ngòi bút Nguyễn Tuân.
4. Phá đảo ngữ văn cùng Examon
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ [NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ]
Chắc hẳn bạn cũng đã từng bị những suy nghĩ như tại sao học rất nhiều nhưng điểm số vẫn không cải thiện, tại sao mình cũng chắm chỉ viết bài mỗi ngày nhưng điểm văn của mình chỉ đạt 7-8 điểm mà chưa thể cao hơn. Ngay tại đây, Examon sẽ trả lời cho bạn biết tại sao lại như vậy. Câu trả lời chỉ có một đó là "Phương pháp học không đúng". Việc tìm ra phương pháp học rất quan trọng nó sẽ ảnh hưởng đến việc bạn thi điểm cao hay không việc bạn sẽ nhớ được bao nhiêu kiến thức. Dưới đây Examon sẽ giới thiệu đến bạn một phương pháp mà tin rằng bạn sẽ cải thiện được điểm số của bạn.
Vậy bạn nên bắt đầu từ đâu và như thế nào?
Các bước để bạn cải thiện điểm số theo phương pháp của Examon cùng tham khảo nhé!
Bước 1: Bạn cần có 1 cuốn sổ tay để ghi chú
Bước 2: Bạn nên đọc hiểu rõ Phân phối chương trình môn mình muốn cải thiện
Vd: Toán 10 CTST có PPCT như sau:
BÀI HỌC PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SGK | Tiết |
CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC. TẬP HỢP | 7 |
Bài 1. Mệnh đề toán học | 3 |
Bài 2. Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp | 3 |
Bài tập cuối chương I | 1 |
CHƯƠNG II. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN | 6 |
Bài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn | 2 |
Bài 2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn | 3 |
Bài tập cuối chương II | 1 |
Bước 3: Bạn tìm hiểu Chương I có bao nhiêu dạng bài tập, mỗi dạng phương pháp giải như thế nào?, những điểm cần lưu ý, lỗi sai thường gặp
Bước 4: Giải bài tập theo từng dạng, giải càng nhiều càng tốt, cứ mỗi bài bạn giải sai bạn sẽ phải xem hướng dẫn giải chi tiết từ đó so sánh chỗ sai của mình xem mình sai ở đâu? tại sao lại sai? trường hợp sai có bao nhiêu trường hợp?
Bước 5: Ghi chú lỗi sai vào sổ tay, nhớ liệt kê lỗi sai theo dạng toán
Bước 6: Cuối kỳ mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ hoặc cuối kỳ thì lấy sổ tay ra đọc qua 1 lần và tiến hành giải đề, cứ lập lại liên tục trước khi thi sẽ giúp bạn tối đa hoá điểm số trong kỳ thi và đồng thời tránh rất nhiều lỗi sai mà mình đã gặp nếu gặp trong đề thi.
Đó là quá trình mình ôn thi NHƯNG hiện tại có 1 hệ thống giúp bạn quản lý sổ tay như phương pháp ở trên cực kỳ hiệu quả đó là EXAMON
Hệ thống luyện thi Examon được thiết kế giống phương pháp học ở trên tối ưu hoá sổ tay giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn gấp 300%
Examon sẽ phân môn theo chương theo dạng toán mỗi một dạng toán sẽ có bài tập luyện, quá trình luyện của bạn sẽ được ghi vào sổ tay để AI Examon phân tích đánh giá bạn đang sai ở đâu, lỗi sai thường ở dạng bài tập nào? mức độ bài sai ở Nhận Biết - Thông Hiểu - Vận Dụng - Vận Dụng Cao từ đó Examon sẽ đề xuất các câu tương tự câu sai để bạn luyện tập đi luyện tập lại cứ như thế vòng lặp liên tục giúp học sinh cải thiện kỹ năng giải bài tập đồng thời bao quát tất cả các dạng toán thường sai tránh tối đa những sai sót lúc đi thi.
Ngoài ra hệ thống Examon định hướng học sinh học theo 3 tiêu chí:
1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng
2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này
3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.