Phân tích hút nước, thác đá dữ dội trên sông Đà

Lê Thúy Hoài

Như những bức tường khổng lồ, ầm ầm đổ xuống tạo thành những âm thanh gầm thét của thiên nhiên, phải chăng là mẹ thiên nhiên đang giận hờn gì ông lái đò.

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Hung bạo ở những cái hút nước
  • 2. Những thác đá dữ dội trên sông đà
  • 3. 3 cách học văn hiệu quả, nhớ lâu
  • 4. Những sai lầm trong cách học thuộc nhanh
  • Bắt tay với Examon luyện đề nhé

Cảnh những hút nước trên sông Đà được phân tích, miêu tả như những chiếc cối xoay khổng lồ, quay cuồng và nuốt mọi thứ nếu rơi vào nó. Với độ nguy hiểm tột cùng như vậy nhưng người lái đò vẫn kiên quyết chinh phục cái thác này. Vậy người lái đò đã làm gì, làm thế nào hãy cùng nhau thưởng thức bộ tài liệu phân tích sau để hiểu được nhé !

banner

1. Hung bạo ở những cái hút nước

Dưới bàn tay ma thuật của văn sĩ, sông Đà hung bạo tiếp tục nghênh chiến với người đọc qua đội quân hút nước dữ dằn.

Hút nước hiện ra trước mặt độc giả qua hình ảnh "cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu", qua âm thanh ghê rợn của "cửa cống cái bị sặc" với sự cộng hưởng đến đáng sợ giữa cả hình ảnh và âm thanh "nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào". 

 

Miêu tả cảnh những cái hút nuoc trên sông, NT đã sử dụng đến độ thành thạo các biện pháp tu từ nghệ thuật. Biện pháp nhân hóa khiến nước biết "thờ" và "kêu" khiến người ta sợ đế rùng mình như như thế là chưa đủ với một người ưa thích chơi mãnh liệt đến tột đỉnh như NT. 

Người khổng lồ trên dòng thác ngôn từ tiếp tục bẩy thêm nghệ thuật so sánh vào miêu tả khiến người đọc thêm khiếp vía. 

 

Độc giả như được đeo chiếc kính xem phim như thực tế ảo bầy chỉ muốn nhắm tịt mắt, bịt chặt tai vì kinh sợ. Phân cảnh phim nối tiếp nhau chiếu lên cái hút nước ở độ sâu

"xoáy tít đáy"- như cái giếng sâu mà dòng nước đang cuộn trào, xiết lại không có dấu hiệu ngừng đến độ dày trong "giếng bê tông" không gì công phá nổi hay độ rộng ở cánh quạ đàn. Hiểm ngu đang rình rập khắp ba chiều khong gian cùng âm thanh dữ dội đầy bí ẩn. 

 

Đứng trước sức hút ngôn từ ở Nguyễn, không chỉ độc giả, đồng nghiệp văn chương mà chính cả những nhà phê bình nhiều khi cũng thấy bật lực khi phát hiện ra vốn từ của mình sao cho nghèo nà chẳng thể nghĩ tới sự miêu tả lạ lung kì thú như Nguyễn Tuân và cũng chang biết dùng nghĩa nào để bình về độ chính xác và tinh tế của ngòi bút

 

Dười bàn tay ma thuật của văn sĩ, sông đà hung bạo tiếp tục nghênh chiến với người đọc qua đội quân hút nước dữ dằn. Hút nước hiện ra trước mặt độc giả qua hình ảnh " cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu", qua âm thanh ghê rợn của "cửa cống cái bị sặc" với sự cộng hưởng đến đáng sợ giữa cả hình ảnh và âm thanh "nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào".

 

Miêu tả cảnh những cái hút nước trên sông, NT đã sử dụng đến độ thành thạo các biện pháp tu từ nghệ thuật. Biện pháp nhân hóa khiến nước biết "thở" và kêu". khiến người ta sợ đến rùng minh nhưng như thế là chưa đủ với một người ưa thích chơi mãnh liệt đến tột đỉnh như Nguyễn Tuân.

 

Thế nhưng tài liên tưởng của Nguyễn Tuân không dừng lại ở đó, bộ phim hành động do ông đạo diễn tiếp tục đưa người đọc vào mồn thể thao tốc độ mạo hiểm. Đi thuyền qua quãng sông này, nhà thám hiểm cảm nhận "y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực". 

Chưa bao giờ người đọc lại tưởng tượng thấy cảm giác đáng sợ của đường sông rõ ràng như vậy qua cái hình dung về đường bộ. 

 

Chèo thuyền men gần hút nước này chắc chỉ người thích phiêu lưu như Nguyễn Tuân hay dũng cảm như ông lái đò mới dám thử. Còn người đọc chỉ mới mường tượng ra viễn cảnh tương lai qua sự miêu tả cụ thể, rõ ràng ấy của văn nhân thôi đã thấy hãi hùng rồi.

Ghê sợ là vậy nhưng Tuấn Thừa Sắc vẫn muốn tô đậm thêm sự nguy hiểm cho cái hút nước sông Đà. 

 

Phối hợp giữa "tả" và "kể” ông muốn cùng người đọc đi tới cái hung bạo đến tột cùng của Đà. Đi hết những câu văn miêu tả ông tìm đến những câu văn thiên về kể: "Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng ấy nó lôi tuột xuống... thuyền trống ngay cây chuồi ngược rối vụt biến đi... tan xác ớ khuýnh sông dưới". 

Nhà văn như muốn đưa người đọc thoát li thực tế để tìm tới vùng đất mênh mông của trí tưởng tượng bằng những hình ảnh đầy chất hiện thực mà ai cũng có thể hình dung được. 

 

Sông Đà như cái động không đáy lúc nào cũng nhăm nhe nuốt chửng tất cả mọi thứ. Có một dòng sông từng cuốn đi nhiều thứ như thế trong tác phẩm "Thời xa vắng" của Lê Lựu. Dòng sông về mùa lũ khiến dân làng từng thiết hại nhiều "nước sông đã ăn lên lem lém nuốt chửng cả cánh bãi xanh non mênh mông lúa lốc và vừng". 

Đó là điều không thể tránh được nhưng chỉ trong mỗi mùa lụt về ở ngôi làng Hạ Vi. Tự nhiên bất ngờ ập tới khi người ta còn "bừa bộn ngổn ngang". Thế nhưng khi mùa lụt qua đi, mọi thứ lại trở về bình thường. 

 

Sông lũ trong "Thời xa vắng" vì vậy phần nào vẫn mang vẻ hiền hòa của sông quê chứ không ranh mãnh như sông Đà. Con thủy quái ấy đặt những cái bẫy chết người mà chỉ cần người lái đò lơ là tay chèo, lập tức sẽ bị hút xuống. Nó tàn nhẫn chẳng chịu buông tha cho bất cứ thứ gì qua đó.

 

Tuy nhiên kẻ săn tìm cái đẹp muốn khai thác cho kì hết cái nguồn thẩm mĩ vốn có của sông Đà. Nhà sáng tạo đã vận dụng triệt để kiến thức liên ngành trong bộ môn nghệ thuật thứ bảy - điện ảnh để tha hồ lật xoay ngá́m nghía sông Đà từ mọi góc độ. 

Ông đột ngột tung ra giả tưởng li kì kéo người đọc xuống tận đáy hút nước xoáy tít. Cảm giác chân thật đến từng mi-li-mét hiện ra cùng đợt sóng hãi hùng ập tới. 

 

Nhà văn biến mình thành anh thợ quay phim táo tợn tợn muốn truyền cho người đọc cảm giác lạ đã dũng cảm ngồi vào một chiếc thuyền thúng rồi thả mình, thuyền và máy quay văng xuống cái hút nước sông Đà. 

Lia ngược máy lênthành hút nước là hình ảnh "thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày" như "sắp vỡ tan ụp vào" cả người quay lẫn người xem.

 Chiếc cốc khổng lồ được khuấy lên là hình ảnh gợi người ta cái liên tưởng rõ ràng nhất. Vì vậy người xem phim kí sự của nhà đạo diễn tài ba Nguyễn Tuân cứ run lên vì sợ hãi. 

 

Người ta phải bám lấy mép một chiếc lá rừng vừa vứt vào trong cốc để trấn tĩnh bản thân và tạo điểm bám vững chắc cho cơ thể mình khỏi bị văng ra, bị cuốn vào làn nước dữ dội kia. Sự uyên bác về các lĩnh vực đời sống như giao thông hay các ngành nghệ thuật như điện ảnh khiến trang văn của Nguyễn bung nở. Để tận hưởng hết vẻ đẹp kì thù của tờ hoa ấy người đọc không cách nào khác ngoài tưởng tượng bởi sự thưởng lãm trong tâm tưởng nhiều khi còn kì thú hơn cả sự miêu tả lại bằng ngôn từ.

2. Những thác đá dữ dội trên sông đà

Thác đá khi ở xa

Âm thanh nước thác ngay từ đằng xa mang hình ảnh một con người nham hiểm "Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.

" Khác với cái "tiếng nước ầm ầm rung chuyển như bom" trong "Thời xa vắng" của Lê Lựu hay "nước sông cuồn cuộn sôi lên sùng sục" trong "Bến không chồng" của Dương Hướng, Con sông Đà hiện ra như một kẻ lắm mưu, nhiều kế để khiêu khích người lái đò. 

 

Nó mang muôn vàn trạng thái của con người "oán trách, van xin, khiêu khích". Khi thì nó kích trí tò mò, khi nó vang lời mời gọi, lúc nó thách thức người chèo thuyền tiến vào.

Để rồi khi gần vào sâu bên trong, nó phóng dàn loa của mình lên hết cỡ "Thế rồi nó rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng". 

 

Thiên nhiên như đang ở đỉnh điểm của sự phấn khích mạnh mẽ. Chưa bao giờ người ta thấy một nhà văn lấy rừng để tả nước, vật hóa âm thanh thác nước thành tiếng gầm của đàn trâu. 

Nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài ba cùng những liên tưởng "rất đắt", Nguyễn Tuân đã cho thấy một cảnh tượng thác nước hùng vĩ, nguy hiểm tận độ. Hai nguyên tố có sức hủy diệt rất lớn lại luôn tương khắc với nhau, có nước thì không có lửa, ngược lại, có lửa thì không gầm của đàn trâu. 

 

Nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài ba cùng những liên tưởng "rất đắt", Nguyễn Tuân đã cho thấy một cảnh tượng thác nước hùng vĩ, nguy hiểm tận độ. 

Hai nguyên tố có sức hủy diệt rất lớn lại luôn tương khắc với nhau, có nước thì không có lửa, ngược lại, có lửa thì không có nước. Vậy mà Nguyễn Tuân đã tìm ra sự tương giao giữa chúng như một nghệ sĩ bậc thầy. 

 

Trước mắt người đọc là cả một rừng vầu, tre nứa hàng ngàn cây đang bị đốt cháy và phát ra tiếng nổ nhưng chưa hết, trong khu rừng vầu, rừng tre đang cháy ấy lại được thả vào đó hàng ngàn con trâu mộng to khỏe, nên khi da của chúng bị đốt cháy và nóng bỏng khiến chúng lồng lộn mà phá tan rồi tìm đường thoát thân. 

Khi chạy đàn trâu va đập mạnh vào những cây tre, cây nứa tạo nên những tiếng nổ lớn, liên hoàn như âm thanh vang não bạt, kinh thiên động địa. 

 

Ai không biết lại tưởng rằng nơi đây đang diễn ra một trận động đất rừng thời tiền sử. Tất cả tác động mạnh mẽ lên thần kinh người đọc để mang đến cảm giác chân thực và sống động nhất về âm thanh thác nước sông Đà khi ở xa.

 

Thác đá khi tới gần

Nhà văn ngông nghênh với đời, ưa mạo hiểm, mạnh mẽ trước cảnh hãi hùng, hung bao ông lại cất lời reo vui khi được tiếp cận nó "Tới cái thác rồi".

Cái dữ dằn của thác đá Đà giang khi tới gần hiện ra qua ấn tượng về hình ảnh sóng thác cùng bầy thạch tinh hung hãn. Phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm là "sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá". 

 

Những bọt nước đang trào sôi mãnh liệt. Tính từ "trắng xóa" đã tô đậm cho kì được sự mênh mông không biết đâu là bờ của sóng thác. Mặt sông dường như chẳng lúc nào chẳng chỗ nào tại khúc sông này yên lặng.

 Chúng không thôi gào thét cùng bạt ngạt những đá. Người ta hãi hùng vì sóng thác và còn kinh sợ bởi bãi đá sông đá. 

 

Lộ ra dưới những con sóng kia là choáng ngợp những đá. "Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này". Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, để chúng phối hợp lại thành ba trùng vi nguy hiểm.

 

 

Trùng vi thứ nhất: 

 Sông Đà bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng tiển vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Ở trùng vi thứ nhất này sóng nước đóng vai trò chính để tiêu diệt chiếc thuyền. 

 

Vừa vào trận địa, chúng tấn công chiếc thuyền tới tấp: "Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. 

Nước bám lấy thuyển như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não nạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. 

 

Trận chiến đầu, sóng nước là tuệ binh mà con sông tung ra để thử thách người lái đò. Chúng chẳng nề hà gì để ra những đòn hiểm ác, quyết liệt ngay từ những miếng võ đầu tiên.

 

Vượt qua trùng vây thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vi thứ hai: "Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền". 

 

Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử "vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng". 

Bọn đá, sóng nước dở những món đòn hiểm độc và tinh vi nhất. Chúng giống như mụ phù thủy luôn tìm cách tiêu diệt con người.

 

Đến trùng vi thứ ba: "Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác." Tại đây những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thấc phải đánh tan cái thuyền. Để rồi một trận đấu bóng quyết liệt đã diễn ra.

 

Con Sông Đà như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược biết bày thạch trận, thủy trận hòng tiêu diệt thuyền bè trên dòng nước. Nó không chỉ mang tâm địa nham hiểm mà còn có bộ mặt dữ tợn "mặt hòn nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này". 

 

Sự tạo hình ngẫu nhiên của tạo hóa dưới bàn tay của Nguyễn Tuân đã trở thành thế trận được sắp đặt đầy toan tính. Chúng phân sẵn có vị trí cao thấp có tướng và võ sĩ, có cả địa bàn ẩn nấp trên và dưới, khi chúng ẩn giấu tâm địa để đánh lừa con người, lúc lại vênh váo thách thức kiểu du côn "anh chị". 

 

Sự hung bạo chưa bao giờ rõ ràng như lúc này. Chúng không chỉ là âm thanh mà nổi hẳn thành hình khối. Trong những khúc đại giang của văn học cũng có không ít những hiểm trở, gập ghềnh nhưng được đặt trong thế tĩnh. Sự chuyển động hóa những hiểm nguy ở Đà giang chắc chỉ có ở văn chương bậc tài nhân như cụ Nguyễn.

 

\(\Rightarrow\) Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huvền bí của sônq Đà đã hiên ra ở nhiều qóc đô khác nhau. Đấv chính là tiềm năng to lớn của Đà giang khi nó được con người chinh phục. Đấy là "vàng trắng" quý báu của đất nước chúng ta. 

Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nghĩ tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

 

"Ngày mai

Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi

Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên

Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả

Từ công trình thuý điện lớn đầu tiên"

 

 

3. 3 cách học văn hiệu quả, nhớ lâu

- Không gian học bài yên tĩnh là một trong những cách học hiệu quả nhất

 

- Lựa chọn thời điểm vàng để học: 

*Gợi ý khung giờ học: 4h30' đến 6h sáng (lúc cơ thể đang trong trạng thái và minh mẫn nhất)

 

- Gạch chân các ý và từ khóa quan trọng

4. Những sai lầm trong cách học thuộc nhanh

- Học thuộc từng câu chữ

Học thuộc từng câu chữ đối với văn là cách họ vô cùng sai lầm! Các bạn học sinh vẫn hay gọi là "học vẹt" bởi thực chất cách học này sẽ không giúp bạn ghi nhớ kiến thức sâu, không hiểu bài văn và nhanh chóng quên ngay bài vở.

Chỉ cần bạn quên một chi tiết trong bài thi thì các chi tiết còn lại của bài đều không nhớ ra. Cách học này rất phổ biến trong giới học sinh nhưng các bạn cần có sự cân nhắc điều chỉnh lại để có hiệu quả học bài tốt hơn nhé.

 

- Học thuộc bài khi tâm trạng không tốt

Cách học thuộc văn nhanh đều trở nên hạn chế khi tâm trạng của bạn không ổn. Nếu cảm thấy không ổn  về sức khỏe hay tâm trạng của bạn đang tiêu cực thì hãy tạm dừng việc học văn lại. Hồi phục sức khỏe về tinh thần lẫn thể chất rồi hẳn bắt đầu trở lại việc học sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều

 

Bắt tay với Examon luyện đề nhé

Đi học thêm có 1 lớp có 30 hs nhưng chỉ học duy nhất 1 bộ giáo trình là khó cho giáo viên vì mỗi học sinh đều có 1 năng lực khác nhau có học sinh giỏi TíCH PHÂN yếu XÁC SUẤT như vậy học sinh đi học thêm sẽ mất cả \(X 2\) thời gian là điều không cần thiết, thay vì mình dùng \(1 / 2\) time tiết kiệm luyện thêm 1 phần VECTƠ 

Giúp học sinh rút ngắn thời gian luyện tập và tăng hiệu quả học.Với nỗi băn khoăn ấy đội ngũ founder Examon đã xây dựng nên 1 sản phẩm hỗ trợ học hiệu quả và cá nhân hóa việc học đến từng năng lực học sinh, cùng với sự hỗ trợ Gia sư Al sẽ giúp hs có trải nghiệm học tức thì và cải thiện ĐIEื̉M Số nhanh \(200 \%\)

Examon.png
Bộ đề ôn thi cấp tốc 30 ngày cùng Examon

 

Hệ thống Examon thiết kế hỗ trợ người học với 3 tiêu chí sau:

 

1: Rèn khả năng tự học:  Tự học luôn là yếu tố quan trọng quyết định

 

2: Học cách tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này

 

3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 7 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.

 

Từ tiêu chí số \(\mathbf{3}\) Học từ lỗi sai đội ngũ chuyên môn đã nghiên cứu cách học và phát triển thành công công nghệ Al Gia sư Toán Examon với tính năng vượt trội hỗ trợ người học trong quá trình làm bài tập trên hệ thống đề thi Examon.

 

Gia sư AI sẽ ghi lại tất cả các lỗi sai của bạn đưa về hệ thống trung tâm dữ liệu để phân tích nhằm phát hiện năng lực của từng học sinh từ đó đưa ra các đề xuất bài tập phù hợp với từng cá nhân nhằm giúp người học rút ngắn thời gian luyện tập những kiến thức bị hỏng hoặc yếu nhất của mình tiến đến cải thiện kỹ năng làm bài thi giúp nhanh cán mốc ĐIÊM SỐ mình mơ ước.

 

Sơ đồ tối ưu hoá cải thiện Điểm số cho học sinh