Phân tích hình tượng Người lái đò

Nguyễn Như Ý

Người lái đò sông Đà mang một vẻ đẹp đại diện cho con người Việt Nam, kiên cường bất khuất.

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Dàn bài
    • 1.1 Mở bài
    • 1.2 Thân bài
    • 1.3 Kết bài
  • 2. Bài văn mẫu
  • 3. Học tốt Ngữ Văn 12

Qua tác phẩm Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, ta có thể thấy được vẻ đẹp con sông Đà và sự thông minh, gan dạ, kiên cường bất khuất ấy thể hiện qua từng ánh mắt, từng hành động của người lái đò. 

Qua hình tượng ấy, cũng phần nào nói lên nỗi lòng của con người Việt Nam, luôn kiên cường mạnh mẽ, khát khao về cuộc sống hòa bình, tươi sáng. 

banner

1. Dàn bài

1.1 Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp.

- Giới thiệu tác phẩm: "Người lái đò sông Đà" trích từ tập tuỳ bút "Sông Đà" là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.

1.2 Thân bài

* Khái quát chung

- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi Tây Bắc của Nguyễn Tuân để kiếm tìm "chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc" và "chất vàng mười đã qua thử lửa" của con người nơi đây.

a. Vẻ đẹp hung bạo của dòng sông

+ Bờ sông

- "dựng vách thành", cao vút, dựng đứng.

- Quãng sông thì hẹp đến nỗi "con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia".

- "Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mơi có mặt trời", "đang mùa hè đi đò qua quãng ấy cũng cảm thấy lạnh".

- Khi đi qua quãng này, người ta cảm tưởng như mình "đang đứng ở một cái ngõ

+ Hút nước

- Nhìn từ xa những cái xoáy nước trên sông giống như cái lúm đồng tiền trên má cô gái, có thể lôi tuột một cái thuyền xuống đáy sông và đánh cho tan xác.

- Những cái hút nước như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.

- "Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc".\(\rightarrow\) Ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Tuân khiến người đọc cảm giác như đang được xem một bộ phim hành động hấp dẫn nhưng cũng vô cùng đáng sợ.

+ Thác nước- Tiếng thác nghe như là "oán trách", nghe như là "van xin", "khiêu khích", giọng gằn mà "chế nhạo".

- "Thế rồi nó rống lên",so sánh tiếng thác sông Đà giống như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn để phá tuông sự bủa vây của rừng lửa.\(\rightarrow\) sự giữ dội của nước sông.

  • Hình tượng người lái đò: 

Trong tùy bút "Người  lải đò Sông Đà", hình tượng Sông Đà và hình tự̛̣ng người läi đỏ nối bật lên và cũng là hai hinh tượng chính, được nhà vãn miêu tả và tải hiện bằng tất cà bút lực, vứi kiến thực sâu sât vể nhiếu lĩnh vưce, từ tri thức về âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch sứ, địa lý, điện ảnh, văn học. Hinh tượng người lái đò hiện lèn vởi hình ânh ông lái đò tinh thạo, tù̀ng träi, giảu kinh nghiệm, biểu biết sáu sấc vể lub̂ng lạch, từng ngō ngách trên sông Đà.

+Ở trùng vi thứ nhất:

- Thẩn sông đàn ra nắm cửa đả thi có đến bốn cứa tử, cửa sinh đuy nhất nằm sát bờ trái và huy động hết sức mạnh của  sông thác đánh vỗ mặt con thuyển. bựg vè̀ hông thuyển". Thặm chí còn đính đòn tia, đänh đòn âm, nhưng người lái đò bình tĩnh giữ chấc mái chèo giủp con thuyền "Khöi bị hất Khơi bơm sóng trận đia phóng thä่ng vào minh"."

- Ngay cả lúc bỉ trúng đòn hiểm, mặt méo  bệch đi nhưng ông vẫn tinh táo chỉ huy con thuyền lướt đúng vào luồng sinh.

+ Ơ trùng vi thứ hai:

- Dỏng sông đã thay đời sơ đồ phục kích và có chiến thuạt. Vòng vây thứ hai lệch qua phía bở hữu ngạn.

 

1.3 Kết bài

Nêu bật lên hình tượng người lái đò, liên tưởng từ tính cách, cách ứng biến, sự gan dạ của người lái đò đến hình ảnh con người Việt Nam kiên cường bất khuất. 

2. Bài văn mẫu

Nhà văn là người đưa người đọc vào trong câu chuyện thần bí bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã dẫn người đọc đến xứ sở của cái đẹp nơi Tây Bắc, ông đến để tìm chất thơ trong thiên nhiên chất vàng mười trong tâm hồn người dân lao động nơi đây.

Trước hết, đó là vẻ đẹp vừa hùng vĩ mà cũng rất đỗi nên thơ, dịu dàng của thiên nhiên Tây Bắc, của con sông Đà. Cái hùng vĩ dữ dội của sông Đà trước hết là ở đá dựng vách thành. Ngay chỗ này, cách dùng từ của Nguyễn như đã yểm linh hồn cho cảnh vật. Tử "vách thành" gợi cái gì đó âm u, thâm sâu, bí hiểm giống như thành xưa quách cũ, hầm cao hào sâu, giống như một thành trì kiên cố bất khả xâm phạm. 

Tiếp theo đó, những so sánh ví von gắn với thực tế về cảm giác lạnh khi ngồi dưới khoang thuyền đi khiến cho thiên nhiên, không gian nơi đây tuy hùng vĩ, nhưng lại đầy hoang lạnh, bí hiểm vô cùng. 

Hùng vĩ của sông Đà còn ở tiếng gầm của thác: "hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gầm ghè suốt năm", giọng nghe "vừa oán trách, vừa van xin" rồi lại khiêu khích "giọng gằn mà chế nhạo". Đặc biệt là những hút nước như cống bê tông, đầy nguy hiểm rình rập. 

Con sông Đà hùng vĩ, dữ dội, hung bạo, cái nét hùng vĩ hung bạo ấy của Sông Đà khác hẳn con sông Hương trong văn Hoàng Phủ, sông Hương hùng vĩ, dữ dội nhưng mang nét đẹp mãnh liệt, phóng khoáng như một bản trường ca của rừng già, còn con sông Đà lại mang tâm địa của một loài thủy quái. 

Để thuần phục nó, chế ngự nó trên trang văn của mình, Nguyễn đã chơi ngông dùng "nước để tả lửa, lấy rừng để tả sông", từ đó thấy được sức mạnh, cũng như sự ghê gớm, ác liệt của con sông Đà. Nét đẹp dù dữ dội, hùng vĩ của nó cũng đẹp theo một cách rất riêng.

Nhưng bên cạnh vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội, con sông Đà còn mang trong nó vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình: "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc, bung nở như hoa ban hoa gạo tháng hai, cuồn cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân". 

Chỉ một chữ áng tóc, ta đã thấy được hết cái tài hoa và màng lọc tâm hồn tinh tế của Nguyễn Tuân, ông luôn nhìn sự vật dưới góc độ văn hóa nghệ thuật, đây chính là minh chứng cho điều đó. Xưa nay người ta chỉ nói áng thơ, áng văn, mái tóc, mấy ai gọi áng tóc bao giờ? Vậy là dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà bỗng mang trong nó phẩm giá và cốt cách của một tác phẩm nghệ thuật, không chỉ đẹp mà còn duyên dáng, mềm mại, tràn đầy sức sống, sức xanh, và nhựa sống như đang bừng nở trên mảnh đất của tổ quốc này. 

Nét trữ tình, thơ mộng ấy, là tất cả tài hoa và nội lực của ngòi bút Nguyễn Tuân dồn lên trang giấy, để từ đó dẫn đường cho người đọc đến xứ sở của cái đẹp.

Nếu trên kia là vẻ đẹp của con sông Đà, vừa hùng vĩ dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình, thì bên cạnh đó Nguyễn Tuân trong "Người lái đò sông Đà" còn đào sâu để tìm kiếm chất vàng mười trong tâm hồn con người Tây Bắc, mà ở đây có thể thấy rõ nhất là người lái đò. 

Con sông Đà nhiều khi dữ dằn như muốn ăn tươi, nuốt sống những người chèo đò qua đây, ấy thế nhưng, ông lái Đò ây vẫn bằng tất cả sức mạnh của mình để chế ngự nó. Ông lái Đò vừa khéo léo, lại vô cùng dũng cảm, đầy mưu lược, tài hoa đã vượt qua được các của tử của con thủy quái này. Áy thế nhưng, ngay khi vừa ngừng tay chèo, ông lại trở về với cuộc sống giản dị, bình đạm, không hề khoe khoang hay tự hào về chiến tích của mình. 

Hình ảnh ông lái Đò tay lái ra hoa ấy, qua đó phần nào thể hiện sự vận động trong cách nhìn của Nguyễn Tuân về con người. Trước đó, ông chỉ nhìn thấy cái đẹp ở những con người đặc tuyển, bây giờ ông thấy cả vẻ đẹp bình dị mà lấp lánh của người dân lao động trong cuộc sống mưu sinh, ông đã đi từ chốn tháp ngà nghệ thuật để gần gũi hơn với cuộc sống của nhân dân lao động, hòa nhập với hơi thở cuộc sống mới. 

Đó cũng là lí do mà văn Nguyễn Tuân trong "người lái đò sông Đà” làm ấm lòng nhiều bạn đọc."Người lái đò sông Đà" là một kiệt tác của Nguyễn Tuân, một trang hoa tờ hoa bất ngủ trong dòng chảy văn học Việt Nam, qua đó một lần nữa đóng một dấu triện riêng của Nguyễn vào lịch sử văn học nước nhà.

3. Học tốt Ngữ Văn 12

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ NGỮ VĂN 12

Có bao giờ bạn tự hỏi tại điểm kiểm tra của mình thấp không?

Mình cũng từng bị như vậy và luôn hỏi tại sao suốt 1 thời gian dài và giờ mình đã tìm ra câu trả lời “Đó chính là phương pháp học không đúng".

Để học hiệu quả bạn nên làm những gì?

Đầu tiên nên thiết kế lộ trình bứt phá điểm số của mình như sau:

Bước 1:  Bạn cần có 1 cuốn sổ tay để ghi chú

Bước 2:  Bạn nên đọc hiểu rõ Phân phối chương trình môn mình muốn cải thiện 

Vd: Toán 10 CTST có PPCT như sau:

 

BÀI HỌC PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SGKTiết
CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC. TẬP HỢP7
Bài 1. Mệnh đề toán học3
Bài 2. Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp3
Bài tập cuối chương I1
CHƯƠNG II. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN6
Bài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn2
Bài 2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn3
Bài tập cuối chương II1

 

Bước 3:  Bạn tìm hiểu Chương I có bao nhiêu dạng bài tập, mỗi dạng phương pháp giải như thế nào?, những điểm cần lưu ý, lỗi sai thường gặp

Bước 4: Giải bài tập theo từng dạng, giải càng nhiều càng tốt, cứ mỗi bài bạn giải sai bạn sẽ phải xem hướng dẫn giải chi tiết từ đó so sánh chỗ sai của mình xem mình sai ở đâu? tại sao lại sai? trường hợp sai có bao nhiêu trường hợp?

Bước 5: Ghi chú lỗi sai vào sổ tay, nhớ liệt kê lỗi sai theo dạng toán 

Bước 6: Cuối kỳ mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ hoặc cuối kỳ thì lấy sổ tay ra đọc qua 1 lần và tiến hành giải đề, cứ lập lại liên tục trước khi thi sẽ giúp bạn tối đa hoá điểm số trong kỳ thi và đồng thời tránh rất nhiều lỗi sai mà mình đã gặp nếu gặp trong đề thi. 

Đó là quá trình mình ôn thi NHƯNG hiện tại có 1 hệ thống giúp bạn quản lý sổ tay như phương pháp ở trên cực kỳ hiệu quả đó là EXAMON

 

Hệ thống luyện thi Examon được thiết kế giống phương pháp học ở trên tối ưu hoá sổ tay giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn gấp 200%

Examon sẽ phân phối chương trình theo từng dạng toán mỗi một dạng toán sẽ có bài tập luyện, quá trình luyện của bạn sẽ được ghi vào sổ tay để AI Examon phân tích đánh giá bạn đang sai ở đâu, lỗi sai thường ở dạng bài tập nào? mức độ bài sai ở Nhận Biết - Thông Hiểu - Vận Dụng - Vận Dụng Cao từ đó Examon sẽ đề xuất các câu tương tự câu sai để bạn luyện tập đi luyện tập lại cứ như thế vòng lặp liên tục giúp học sinh cải thiện kỹ năng giải bài tập đồng thời bao quát tất cả các dạng toán thường sai tránh tối đa những sai sót lúc đi thi.

Ngoài ra hệ thống Examon định hướng học sinh học theo 3 tiêu chí:

1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng

2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này

3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.

Sơ đồ tối ưu hoá cải thiện Điểm số cho học sinh