Nội dung hấp dẫn trong tùy bút Người lái đò sông Đà
Người lái đò luôn cho ta những cung bậc cảm xúc khác nhau qua những chi tiết mà Nguyễn Tuân đã nhìn thấy và miêu tả lại.
Mục lục bài viết
Tác phẩm nào cũng có những nội dung chính của nó. Người lái đò sông đà cũng vậy, nếu ta cảm nhận được và nắm được những nội dung khiến người đọc cảm thấy lôi cuốn và bị hấp dẫn bởi điều đó. Vậy để làm văn về người lái đò trên sông đà bạn cần biết được một số chi tiết sau.
1. Điều kiện sáng tác
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.
- Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm Người lái đò Sông Đà và là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).
2. Các điểm nổi bật chính
* Nguyễn Tuân đã khắc họa sông Đà với một vé đẹp đầy tính tương phản: vừa thơ mộng, trữ tình, vừa dữ dội, hiểm nguy. Tác phẩm mở ra một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc sống động, với những đoạn sông hiền hòa, nước trong xanh và những thác ghềnh dữ dội, nước cuồn cuộn.
- Những miêu tả về sông Đà không chỉ chân thực, sinh động mà còn mang tính nghệ thuật cao. Độc giả có thể cảm nhận được sự thay đổi của dòng sông qua từng khúc, từng mùa, từ những ngày nước lớn đến những mùa nước cạn.
- Cách Nguyễn Tuân dùng ngôn từ để tả cảnh, như những nét cọ tinh tế trong bức tranh thủy mặc, tạo nên một cảm giác vừa hùng vĩ, vừa mơ mộng.
* Người lái đò sông đà là một nhân vật đầy ấn tượng, biểu tượng cho sự kiên cường, dũng cảm và tài năng của con người Việt Nam. Ông không chỉ là một người lao động giỏi, mà còn là một nghệ sĩ thực thụ trong công việc của mình.
- Mỗi lần vượt thác, ông như đang trình diễn một tác phẩm nghệ thuật, với những động tác điêu luyện, khéo léo và đầy tinh tế. Người lái đò không chỉ hiểu rõ từng khúc sông, từng hòn đá ngầm, mà còn biết cách tận dụng những hiểu biết đó để vượt qua mọi thách thức của theien nhiên.
-Sự dũng cảm, quyết đoán và tình yêu nghề của ông đã làm nên một hình tượng anh hùng giửa thiên nhiên hùng vĩ, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.
Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế và sáng tạo để miêu tả thiên nhiên và con người. Những hình ảnh, âm thanh, màu sắc của sông đà được tái hiện một cách sống động, gợi cảm. Cách viết giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân không chỉ làm cho câu chuyện trở nên sinh động mà còn giúp người đọc cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp và sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc.
3. Bài văn mẫu có lồng ghép nội dung hấp dẫn
Tôi đi với sông Đà
Bao lần rồi vẫn lạ
Tôi thuộc ngầm thuộc đá
Tôi thuộc lũ, thuộc dòng
Nhưng sớm nay cuối xuân
Bổn đỏ bừng thân đuốc
Một cây gạo ven bờ
Cháy cả trời lẫn nước
Cái tiếng hát bất ngờ
Ào vào tôi bất chợt!
Sống cuộc đời sông nước
Tôi lấy nước làm nhà
Nước là bầu là bạn
Tôi nhìn nước trên sông
Gắng hiểu dòng dưới đáy
Sau ánh mắt lặng yên
Vui buồn đâu dễ thấy
Sông Đà quen thuộc ấy
Nói hết cùng tôi chưa?
( Với sông Đà - Vũ Quần Phương )
Nguyễn Tuân là một nhà văn tài ba và uyên bác. Trước cách mạng tháng 8 , ông đi tìm vẻ đẹp của "một thời vang bong". Sau cách mạng tháng 8 , ta nhận ra diện mạo của một nhà văn Nguyễn Tuân mới mẻ, khát khao được hoà nhập với đất nước và cuộc đời.
Ông tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi không chỉ để thỏa mãn cái thú tìm đến miền đất lạ cho thỏa niềm khát khao " Xê dịch" mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên và ở tâm hồn của người lao động, chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng đó
"Người lái đò sông Đà" là một áng văn trong tập tuỳ bút sông Đà (1960). Trong tác phẩm, hình tượng con sông Đà hiện lên vô cùng hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình và lãng mạn.
Nhân vật người lái đò là một con người từng trải, hiểu biết, rất thành thạo trong nghề lái đò, và đã đạt đến trình độ "bằng cách lấy mắt và nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng đất tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở".
Không dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân tiếp tục bày tỏ sự khâm phục của mình đối với ông: "Sông Đà, với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng".
Thật là một cách so sánh "rất văn chương" đầy thú vị và mang đậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn tuân. Hình ảnh người lái đò với "cái đầu bạc quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao to gọn quánh như chất sừng, chất mùn" và những cánh tay vẫn là cánh tay của một "chàng trai", "trẻ tráng quá".
Ông cực kì phấn khích khi chuẩn bị đến thác cuối, khi chuẩn bị được tận mắt chứng kiến sự hung bạo của sông Đà: "...Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại ró to mãi lên.
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thể rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đáng phá tuông rừng mửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da đen cháy bùng bùng.
Tới cái thác rồi".Có thể thấy trong đoạn văn giọng điệu hào hứng, hồ hởi cũng như giác quan vô cùng thính nhạy của Nguyễn Tuân. Ông nắm bắt từng chuyển động của thiên nhiên để có thể cảm nhận được vẻ đẹp hung bạo của nó từ phía xa.
Đặc biệt hình ảnh so sánh thác nước như những con trâu lồng lộn, rống lên cũng cực kì đặc sắc, diễn tả tiếng thác nước ầm ào chảy, vừa hứng thú, kích thích nhưng cũng đầy lo lắng, sợ hãi. Và đến đoạn thác nước, bút lực của ông mới thực sự được phát lộ hết. Bao nhiêu hào hứng ông dồn cả vào đoạn văn miêu tả sự hung bạo của sông Đà.
Những thạch trận liên tiếp được bày ra, dụ con thuyền đến để nuốt gọn vào lòng:"Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ, oai phong lẫm liệt.
Mỗi hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gán vào".
Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiếu tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên.
Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động khó nhọc, cùng sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa. Với tài năng này, tác phẩm của ông hẳn sẽ mãi còn " Vang bóng" trong tâm hồn độc giả.
Bộ đề lôi cuốn nhất từ trước đến nay
Việc đi học thêm 1 lớp có 30 hs nhưng chỉ học duy nhất 1 bộ giáo trình là khó cho giáo viên vì mỗi học sinh đều có 1 năng lực khác nhau có học sinh giỏi TícH PHÂN yếu XÁc SUẤT như vậy học sinh đi học thêm sẽ mất cả X2 thời gian là điều không cần thiết, thay vì mình dùng \(1 / 2\) time tiết kiệm luyện thêm 1 phần VECTƠ giúp học sinh rút ngắn thời gian luyện tập và tăng hiệu quả học.
Với nỗi băn khoăn ấy đội ngũ founder Examon đã xây dựng nên 1 sản phẩm hỗ trợ học hiệu quả và cá nhân hóa việc học đến từng năng lực học sinh, cùng với sự hỗ trợ Gia sư Al sẽ giúp hs có trải nghiệm học tức thì và cải thiện ĐIẺ̉M SỐ nhanh \(200 \%\)
Hệ thống Examon thiết kế hỗ trợ người học với 3 tiêu chí sau:
1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng quyết định
2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này
3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.
Từ tiêu chí số \(\mathbf{3}\) Học từ lỗi sai đội ngũ chuyên môn đã nghiên cứu cách học và phát triển thành công công nghệ \(\mathrm{Al}\) Gia sư Toán Examon với tính năng vượt trội hỗ trợ người | học trong quá trình làm bài tập trên hệ thống đề thi Examon,
gia sư Al sẽ ghi lại tất cả các Iỗi sai của bạn đưa về hệ thống trung tâm dữ liệu để phân tích nhằm phát hiện năng lực của từng học sinh từ đó đưa ra các đề xuất bài tập phù hợp với từng cá nhân nhằm giúp người học rút ngắn thời gian luyện tập những kiến thức bị hỏng hoặc yếu nhất của mình tiến đến cải thiện kỹ năng làm bài thi giúp nhanh cán mốc ĐIEُM SỐ mình mơ ước.
NHỮNG Lợ Í́CH MÀ HỆ THỐNG CÁ NHÂN HÓA VIỆC HỌC CỦA EXAMON MANG LẠI
1: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng Tự học: 1 kỹ năng sẽ sử dụng cho việc phát triển bản thân suốt đời
2: Giúp học sinh hình thành Tư duy giải bài trước khi giải: Đây là kỹ năng giải quyết vấn đề giúp hs tự tin và có chính kiến của riêng mình
3: Công nghệ Al phân tích năng lực học sinh đề xuất hs Luyện tập những chỗ sai rút ngắn thời gian cải thiện điểm số: Hệ thống \(\mathrm{Al}\) bên dưới giúp phát hiện năng lực học sinh một cách chính xác từ đó có kế hoạch cải thiện năng lực nhanh chóng