Những mở bài hay về Tây Tiến

Nguyễn Như Ý

"Tây Tiến" nổi bật với phong cách nghệ thuật độc đáo, kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn.

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Đề bài phân tích
  • 2. Hướng dẫn viết bài
    • 2.1 Mở bài mẫu
    • 2.2 Phân tích
    • 2.3 Kết bài
  • 3. Mở bài mẫu
    • 3.1 Mẫu 1
    • 3.2 Mẫu 2
  • 4. PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ

"Tây Tiến" của Quang Dũng là một bài thơ tiêu biểu trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Sáng tác năm 1948, bài thơ tái hiện cuộc hành quân gian khổ nhưng đầy lãng mạn của đoàn quân Tây Tiến qua miền Tây Bắc. Qua đó, Quang Dũng khắc họa hình ảnh những người lính trẻ trung, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Với ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu uyển chuyển, "Tây Tiến" không chỉ là tác phẩm tiêu biểu của Quang Dũng mà còn là biểu tượng của tinh thần anh dũng trong văn học Việt Nam.

banner

1. Đề bài phân tích

Phân tích đoạn thơ sau, từ đó nhận xét hồn thơ Quang Dũng được thể hiện trong đoạn trích. 

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 

Heo hút cồn mây súng ngửi trời 

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống 

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi 

Anh bạn dãi dầu không bước nữa 

Gục lên súng mũ bỏ quên đời! 

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập một, trang 88, NXB GD năm 2008 )

2. Hướng dẫn viết bài

2.1 Mở bài mẫu

Chiến tranh, người lính là nguồn đề tài lớn trong thơ ca cách mạng, ghi dấu từng chặng đường, bước chuyển mình của lịch sử, văn học đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh thiêng liêng của mình, không chỉ tái hiện bầu không khí chiến đấu ác liệt của cuộc chiến mà còn dựng lên những bức chân dung sống động, đẹp đẽ nhất về hình tượng người lính. 

Đó là hình tượng người lính xuất thân từ những người nông dân nghèo mang lí tưởng cứu nước thiêng liêng trong Đồng chí của Chính Hữu, là những người lính lái xe lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Ghi dấu trong mảng đề tài ngỡ như đã vô cùng quen thuộc ấy, Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến đã mang đến một bức tượng đài tráng lệ mà đầy mới mẻ về những người lính: kiên cường, quả cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa trong đời sống tinh thần.

2.2 Phân tích

* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến và vấn đề nghị luận 

- Quang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây. Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng hồn hậu, phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa khi viết về người lính Tây Tiến. Các tác phẩm chính của nhà thơ gồm Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng…

 * Phân tích nội dung đoạn trích. 

* Hình ảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt nhưng rất thơ mộng, trữ tình: 

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi 

Mường Lát hoa về trong đêm hơi 

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 

Heo hút cồn mây súng ngửi trời 

Ngàn thước lên cao ngàn thứớc xuống 

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi 

- Hình ảnh đoàn binh hành quân trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở Sài Khao: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi. Địa danh Sài Khao thuộc địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến. Sài Khao là nơi có khí hậu khắc nghiệt, 4 mùa sương mù bao phủ. 

+ Hình ảnh nhân hóa sương lấp đoàn quân mỏi là hình ảnh tả thực, sương mù trên đỉnh Sài Khao như vùi lấp đoàn quân mệt mỏi. Hình ảnh đó đã tái hiện một mảng hiện thực chiến tranh; đằng sau hình ảnh những đoàn quân hùng dũng, hăm hở ra trận là những đoàn quân mỏi mệt.

 - Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng và lãng mạn qua cảm nhận của người lính: Mường Lát hoa về trong đêm hơi. 

+ Giống như Sài Khao, Mường Lát cũng là một địa danh trong địa bàn hoạt động của người lính Tây Tiến. Nhưng khi nhớ về Mường Lát, Quang Dũng lại nhớ về vẻ đẹp thơ mộng của bản mường. 

+ Hình ảnh hoa về trong đêm hơi là một hình ảnh đẹp bởi bút pháp lãng mạn của Quang Dũng. Hình ảnh đó gợi một không gian huyền ảo của núi rừng bởi trong không gian, thời gian ấy, mùi hương của những bông hoa rừng lan tỏa ngào ngạt. 

+ Trong không gian, thời gian ấy, hình ảnh những đoàn quân, dẫu mỏi mệt đấy nhưng tâm hồn vẫn trẻ trung tươi tắn đang ngây ngất trong mùi hương hoa. Câu thơ hé mở vẻ đẹp hào hoa, lạc quan, yêu đời của người lính. 

- Địa hình hiểm trở của miền Tây Bắc: 

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 

Heo hút cồn mây súng ngửi trời 

Ngàn thước lên cao ngàn thứớc xuống 

+ Từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm là những từ láy tượng hình được kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 đã giúp người đọc cảm nhận được sự gập ghềnh, ẩn chứa bao bất trắc, hiểm nguy, độ sâu của dốc núi. 

+ Hình ảnh nhân hóa súng ngửi trời vừa đặc tả độ cao chót vót của dốc núi - cao đến mức khi người lính lên tới đỉnh núi thì mũi súng gần như chạm vào trờ vừa thể hiện nét tinh nghịch, hồn nhiên, tếu táo của người lính. 

+ Phép đối: Ngàn thước lên cao đối với ngàn thước xuống đã tái hiện hình độ cao, chiều sâu, hình sông thế núi trập trùng của địa hình miền núi phía bắc. Phép đối phần nào gợi sự khó nhọc của người lính khi hành quân trên chặng đường gập ghềnh của những con dốc. 

->Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội bởi địa hình hiểm trở. So sánh: 

Hình khe thế núi gần xa 

Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao 

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn) 

-> Bức tranh dốc đèo hoang vu, hiểm trở, đồng thời gợi hình dung về những cuộc hành quân leo dốc gian khổ. 

- Vẻ đẹp thơ mộng của những ngôi nhà sàn chìm trong mưa ở phía Pha Luông: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi 

+ Pha Luông là một địa danh thuộc địa bàn hoạt động cuả binh đoàn Tây Tiến, cái tên mang âm hưởng của rừng núi hoang vu và hoang dại.

 + Câu thơ toàn vần B kết hợp với hình ảnh cơn mưa xa khơi là một sự sáng tạo của Quang Dũng. Cơn mưa xa khơi có lẽ là một cơn mưa xối xả, mưa như trút nước, mưa trắng cả một vùng trời. Dưới ngòi bút cuả Quang Dũng, nó trở nên lãng mạn, trữ tình. 

->Thiên nhiên Tây Bắc mang vẻ đẹp đối lập hùng vĩ, dữ dội nhưng thơ mộng và trữ tình. Vẻ đẹp đó được cảm nhận qua tâm hồn hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến.

 * Hình ảnh người lính Tây Tiến hi sinh trong những phút giây mệt mỏi trên chặng đường hành quân gian khổ: 

Anh bạn dãi dầu không bước nữa 

Gục lên súng mũ bỏ quên đời. 

- Từ láy dãi dầu đã lột tả được hết sự mệt mỏi người lính trong sự khốc liệt của cuộc chiến đấu. Từ gục là một động từ miêu tả động thái rất nhanh, biểu thị hình ảnh của người lính không còn sức chịu đựng. 

- Hình ảnh người lính Tây Tiến không bước nữa, gục lên súng mũ bỏ quên đời là một hình ảnh bi tráng. Nghệ thuật nói giảm nói tránh đã tả sự hi sinh dũng cảm của người lính. Người lính Tây Tiến hi sinh trên chặng đường hành quân gian khổ vì nền độc lập tự do của Tổ quốc.

 -> Ý thơ phảng phất nỗi buồn thương nhưng không hề bi lụy bởi tinh thần Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của thế hệ những người lính Tây Tiến. Quang Dũng bày tỏ sự trân trọng trước tinh thần hi sinh của đồng đội. 

2.3 Kết bài

* Nhận xét nghệ thuật 

- Thể thơ 7 chữ, thể thơ đó tạo vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.

 - Giọng điệu âm hưởng bi tráng. 

- Hàng loạt từ láy tạo hình như các từ khúc khủy, thăm thẳm, hun hút… 

- Những câu thơ nhiều vần B, cạnh những câu nhiều vần T để khắc họa vẻ đẹp đối lập của thiên nhiên. 

- Hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm: anh bạn dãi dầu, hình ảnh gục lên súng mũ… 

3. Mở bài mẫu

3.1 Mẫu 1

Nguyễn Đình Thi từng viết: "Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người". Giữa rừng thơ kháng chiến đầy sắc khoe hương đang nở rộ, “Tây Tiến” vẫn được người đọc rất ưa thích, đơn giản vì “một cách nhìn, một cách cảm, một cách nghĩ” ấy mà thôi. “Tây Tiến” được xem là tác phẩm đỉnh cao của đời thơ Quang Dũng.

3.2 Mẫu 2

Nhận xét về áng thơ của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Tây Tiến là đứa con tráng kiện và hào hoa của đời thơ Quang Dũng.” Thật vậy, bài thơ đã ghi lại dấu son trên hành trình nghiệp cầm bút của thi sĩ, đồng thời khắc sâu vào lòng bạn đọc những ấn tượng đặc biệt về một thời hào hùng của dân tộc.

4. PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ [TÂY TIẾN ]

Có bao giờ bạn tự hỏi tại điểm kiểm tra của mình thấp không?

Mình cũng từng bị như vậy và luôn hỏi tại sao suốt 1 thời gian dài và giờ mình đã tìm ra câu trả lời “Đó chính là phương pháp học không đúng".

Để học hiệu quả bạn nên làm những gì?

Đầu tiên nên thiết kế lộ trình bứt phá điểm số của mình như sau:

Bước 1:  Bạn cần có 1 cuốn sổ tay để ghi chú

Bước 2:  Bạn nên đọc hiểu rõ Phân phối chương trình môn mình muốn cải thiện 

Vd: Toán 10 CTST có PPCT như sau:

 

BÀI HỌC PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SGKTiết
CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC. TẬP HỢP7
Bài 1. Mệnh đề toán học3
Bài 2. Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp3
Bài tập cuối chương I1
CHƯƠNG II. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN6
Bài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn2
Bài 2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn3
Bài tập cuối chương II1

 

Bước 3:  Bạn tìm hiểu Chương I có bao nhiêu dạng bài tập, mỗi dạng phương pháp giải như thế nào?, những điểm cần lưu ý, lỗi sai thường gặp

Bước 4: Giải bài tập theo từng dạng, giải càng nhiều càng tốt, cứ mỗi bài bạn giải sai bạn sẽ phải xem hướng dẫn giải chi tiết từ đó so sánh chỗ sai của mình xem mình sai ở đâu? tại sao lại sai? trường hợp sai có bao nhiêu trường hợp?

Bước 5: Ghi chú lỗi sai vào sổ tay, nhớ liệt kê lỗi sai theo dạng toán 

Bước 6: Cuối kỳ mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ hoặc cuối kỳ thì lấy sổ tay ra đọc qua 1 lần và tiến hành giải đề, cứ lập lại liên tục trước khi thi sẽ giúp bạn tối đa hoá điểm số trong kỳ thi và đồng thời tránh rất nhiều lỗi sai mà mình đã gặp nếu gặp trong đề thi. 

Đó là quá trình mình ôn thi NHƯNG hiện tại có 1 hệ thống giúp bạn quản lý sổ tay như phương pháp ở trên cực kỳ hiệu quả đó là EXAMON

 

Hệ thống luyện thi Examon được thiết kế giống phương pháp học ở trên tối ưu hoá sổ tay giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn gấp 200%

Examon sẽ phân phối chương trình theo từng dạng toán mỗi một dạng toán sẽ có bài tập luyện, quá trình luyện của bạn sẽ được ghi vào sổ tay để AI Examon phân tích đánh giá bạn đang sai ở đâu, lỗi sai thường ở dạng bài tập nào? mức độ bài sai ở Nhận Biết - Thông Hiểu - Vận Dụng - Vận Dụng Cao từ đó Examon sẽ đề xuất các câu tương tự câu sai để bạn luyện tập đi luyện tập lại cứ như thế vòng lặp liên tục giúp học sinh cải thiện kỹ năng giải bài tập đồng thời bao quát tất cả các dạng toán thường sai tránh tối đa những sai sót lúc đi thi.

Ngoài ra hệ thống Examon định hướng học sinh học theo 3 tiêu chí:

1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng

2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này

3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.

Sơ đồ tối ưu hoá cải thiện Điểm số cho học sinh