Nguyễn Tuân - Người lái đò sông Đà

Nguyễn Như Ý

Nghệ thuật xây dựng nhân vật được rất nhiều nhà văn sử dụng và không thể không nhắc đến Người lái đò do Nguyễn Tuân xây dựng.

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Đề bài phân tích nhân vật
  • 2. Bài làm
    • 2.1 Mở bài
    • 2.2 Thân bài
    • 2.3 Kết bài
  • 3. Phương pháp luyện đề thần tốc

Người lái đò sông Đà kể về chuyến đi thực tế đến Tây Bắc của nhà văn Nguyễn Tuân và cuộc gặp gỡ với một người lái đò trên sông Đà, một con sông nổi tiếng với sự dữ dội và hiểm nguy. Thông qua cuộc trò chuyện và quan sát của Nguyễn Tuân, người đọc được giới thiệu về người lái đò tài ba, dũng cảm và rất am hiểu về con sông này. Tác phẩm mô tả chi tiết cảnh vật thiên nhiên hung bạo của sông Đà cùng với những kỹ năng và kinh nghiệm của người lái đò khi đối mặt với hiểm nguy.

Tác phẩm không chỉ ca ngợi thiên nhiên và con người mà còn phản ánh tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của Nguyễn Tuân. Qua hình ảnh người lái đò, tác giả đề cao tinh thần lao động, sự kiên trì và dũng cảm của con người Việt Nam trong việc chinh phục và đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt . 

Những tài năng vốn có của mình Nguyễn Tuân đã vận dụng hết những tài năng đó và kiến thức để xây dựng một nhân vật mà hể nhắc đến là người ta nghĩ ngay là trong tác phẩm của Nguyễn Tuân. Ông đã tạo ra nét cá tính riêng biệt cho nhân vật. Quả thật rất tài ba. Ông còn thể hiện được tình yêu thiên nhiên đất nước của mình vào tính cách nhân vật là cho Người lái đò sông Đà cũng có tính cách giống chính mình.

Để khám phá tác phẩm ấy xuất sắc đến mức nào bạn hãy đọc bài viết này và dưới đây Examon còn giới thiệu đến bạn một số đề thi tốt nghiệp giúp bạn có thể luyện đề ngay tại đây. Kèm theo đó là bộ đề lấy gốc chỉ sau 30 ngày. Cùng tìm hiểu nhé!

banner

1. Đề bài phân tích nhân vật

Trong tùy bút "Người lái đò Sông Đà", Nguyễn Tuân viết:

Ông đò hai tay giuu mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nuớc hò la vang dây quanh mình, ùa vào mà bé gãy cán chèo võ khi trên cánh tay mình. Sóng nuớc nhu thể quân liều mạng vào sát nách mà đã trái mà thúc gối vào bung và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nuớc bám lấy thuyền nhu đô vật túm thắt lung ông đò đòi lât ngưa mình ra giũa trận nuớc vang trời thanh la não bạt. 

Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nuoơc vô sở bất chi ấy bóp chặt lấy hạ bộ nguời lái đò [...]. Cú phóng thẳng thuyền, chọc thủng cưa giũa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cưa ngoài, của trong, lai cưa trong cùng, thuyền nhu một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nuớc, vìa xuyên vùa tư động lái luợn được. Thế là hết thác.

(Trích Nguoơi lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2019, Tr. 188-189)

Anh/ chị hãy cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà ở đoạn trích trên; từ đó nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích.

2. Bài làm

2.1 Mở bài

Theo Nguyễn Đăng Mạnh, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân dù là ở giai đoạn sáng tác trước hay sau cách mạng, đều có thể tóm gọn trong một chữ "Ngông". Chính từ điểm nhìn này, Nguyễn Tuân luôn tiếp cận với mọi đối tượng từ góc độ tài hoa nghệ sĩ. Tài hoa nghệ sĩ ở đây không chỉ là những con người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, mà rộng hơn, dù làm bất cứ việc gì, ở bất cứ lĩnh vực nào, nhân vật của Nguyễn Tuân cũng đạt đến trình độ thượng thừa, hoàn hảo và mang tính thẩm mĩ cao.

 Hình tượng người lái đò trong tùy bút "Người lái đò Sông Đà" là một điển hình cho cách xây dựng nhân vật như thế. Đến với nhân vật ông lái đò, ta không khỏi ngưỡng mộ và cảm phục trước tài năng và bản lĩnh phi thường của một con người lao động bình thường ở vùng cao Tây Bắc, nhất là qua cuộc chiến sinh tử với sóng nước sông Đà, được thể hiện một cách thật đặc sắc qua đoạn trích sau: "Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình \([\ldots]\) Thế là hết thác".

2.2 Thân bài

  • Cảm nhận về hình tượng ông lái đò qua đoạn trích:

Quan đoạn trích, ta có thể thấy, trước hết, ông lái đò là một người trí dũng song toàn. Phẩm chất đó của ông lái đò được thể hiện ở quá trình chiến đấu và vượt qua ba trùng vi thạch trận sông Đà.

Ở trùng vi thạch trận thứ nhất, sông Đà mở ra năm cửa trận, "có bốn cửa tử, một cửa sinh". Dòng sông Đà qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, mang diện mạo của một con thủy quái khổng lồ, hung hãn: "Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền". Nguy hiểm làm sao khi mà "sóng thác đã đánh đến những miếng đòn hiểm độc nhất... vào hạ bộ người lái đỏ”. Sự hung hãn của con sông Đà đã khiến ông lái đò bị đau. Nỗi đau khiến mắt ông đò nhòa đi. 

Cơn đau đến "nổ đom đóm mắt" khiến ông thấy "mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng". Nỗi đau cũng khiến cho mặt ông "méo bệch". "Méo bệch" là một sáng tạo về mặt từ ngữ của Nguyễn Tuân, là sự kết hợp giữa hai hình dung từ "méo xệch" và "bệch bạc". 

Nó vừa làm hiện lên trước mắt chúng ta một khuôn mặt méo mó, bị biến dạng bởi nỗi đau, vừa diễn tả được cái sắc diện trắng bệch, bợt bạt, cũng bị gây nên bởi nỗi đau khủng khiếp ấy. Thế nhưng ông đò vẫn rất can trường. Ổng cố nén vết thương, hai tay vẫn ghì chặt mái chèo, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái. "Trên chiếc thuyền có sáu bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉh táo" của ông.

Ở trùng vi thạch trận thứ hai, sông Đà càng thêm phần nguy hiểm. Nó "tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn". Thế nhưng Ông đò đã chiến đấu và chiến thắng bằng sự dạn dày kinh nghiệm của mình. Ông hiểu rằng: cưỡi lên thác nước sông Đà là "phải cươi đến cùng như là cưỡi hổ". Nghĩa là chỉ cần sa chân, sẩy tay chốc lát, ông đó sẽ bị con sông ăn sống nuốt tươi. 

Hiểu như thế, nên khi đối diện với những con sóng hung dữ, ông vẫn bình tĩnh. Mỗi hành động của ông vừa linh hoạt, mềm dẻo, vừa chính xác từ những chi tiết: "Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh ra mà rải bơi chèo, đứa thì ông đè sấn lên, chặt đôi ra để mở đường tiến". Bằng tài năng và bản lĩnh của mình, ông đã vượt qua tất cả các cửa tử, đưa con thuyền vào đúng cửa sinh khiến cho "thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghiu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng cửa sinh mà nó trấn lấy".

Cuộc chiến đấu càng trở nên quyết liệt hơn ở trùng vây thạch trận thứ ba, khi mà "bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng thứ ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác". Sông Đà quả là khôn ngoan và nham hiểm, thể hiện ở việc nó liên tục thay đổi vị trí của cửa sinh: lúc nằm bên phải, lúc nằm bên trái, lúc nằm ở giữa.

 Sự thay đổi liên tục cách bố trí này, cộng với tốc độ dòng nước chóng mặt, cùng với vô vàn đá nồi đá chìm thực sự là một thử thách chết người. Nhưng, hiện lên trên dòng thác tử thần ấy vẫn là hình ảnh của ông lái đò với tâm thế bình tĩnh, quyết đoán, thông minh và nhanh nhẹn. 

Đó là một con người đầy kiêu hãnh vì đã nắm vững "binh pháp của thần sông thần đá". Hãy xem cách ông điều khiển con thuyền lao qua vòng vây thứ ba này: "Thuyền vút qua cánh cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn được". Quả thật, trình độ lái đò của ông đã đạt đến độ thượng thừa. Ông và con thuyền dường như đã đạt đến cảnh giới "thân chu hợp nhất". 

Câu văn "Thế là hết thác" vừa như một tiếng thở dài khoan khoái, cũng lại vừa như là một nhận định bình thản về việc kết thúc một hành trình quen thuộc, đơn giản, xảy ra thường xuyên như cơm bữa, không có gì đáng nói thêm. Tuy nhiên, đó cũng có thể là cái trầm trồ của Nguyễn Tuân khi vừa được chứng kiến cái hành trình ngoạn mục vô tiền khoáng hậu của ông đò.

Không chi trí dũng, kiên cường, dạn dày kinh nghiệm, ông lái đò còn mang phẩm chất của người nghệ sĩ tài hoa trên sông nước. Đối với Nguyễn Tuân, mỗi nhân vật dù thuộc loại người nào, làm công việc gì cũng phải là nghệ sĩ trong lĩnh vực của mình. Vì thế, ta bắt gặp trong thiên tùy bút này hình ảnh một ông lái đò tài hoa nghệ sĩ bên cạnh vẻ đẹp dũng cảm, đầy bản lĩnh trước thử thách của thiên nhiên.

Ông đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng sự tự tin, ung dung đầy chất nghệ sĩ. Do "nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá", do "thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này" nên ông đã vượt qua sóng thác một cách tài tình và nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn. Người đọc không thể quên chi tiết "nắm chặt lấy được bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy". 

Khi miêu tả cái cử chi "nắm được lấy cái bờm sóng", cái dáng điệu "lái miết một đường chéo", câu chữ của Nguyễn Tuân đã làm toát lên được cái vẻ hồn nhiên mà cũng rất hào hoa, dũng mãnh của ông đò, một người kị sĩ và đồng thời cũng là một người nghệ sĩ trên sông nước.Ở ông đò, tài nghệ lái đò đã đạt đến độ phi thường, chạm đến tầm mức của nghệ thuật, của cái đẹp. 

Ông lái con thuyền trên sông Đà cứ như một nghệ sĩ làm xiếc: "Thuyền vút qua cánh cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn được". Câu văn khiến người đọc vừa tâm phục khẩu phục, vừa sảng khoái hả hê trước sự chiến thắng của ông đò. 

Đúng là một tay lái lụa, một "tay lái ra hoa" như Nguyễn Tuân từng ca ngợi. Đôi tay của ông đò không chi rắn chắc như sừng như mun mà còn có cả sự khéo léo, tinh tế, uyển chuyển. Ông đã biến công việc chèo đò bình thường, nặng nhọc thành ra một thứ nghệ thuật: nghệ thuật lái đò.

  • Nghệ thuật

Thành công về mặt nghệ thuật của đoạn trích là ở việc sử dụng nhiều những liên tưởng, so sánh, nhân hóa độc đáo bất ngờ; cách sứ dụng từ ngữ mới lạ, điêu luyện; câu văn giàu hình ảnh, nhạc tính; vốn kiến thức uyên bác.

  • Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nguyễn Tuân luôn tiếp cận sự vật ở góc độ thẩm mĩ, tiếp cận con người ở góc độ tài hoa nghệ sĩ, và hình tượng người lái đò Sông Đà ở đoạn trích trên cũng không ngoại lệ. Qua ngòi bút Nguyễn Tuân, ông lái đò từ một con người lao động bình dị, đã vụt trở thành một nghệ sĩ trên sông nước, với "tay lái ra hoa", với trí nhớ phi phàm, với sự dũng cảm hiếm có, và thái độ bình thản những khi trải qua trận chiến đấu sinh tử.

 Nhân vật người lái đò cũng mang bóng dáng của cái "tôi" tác giả: đó là con người tài hoa, ngông nghênh kiêu bạc, thích chiếm lĩnh những đỉnh cao. Người đọc vừa cảm phục, yêu mến người lái đò trên dòng sông dữ dội, vừa cảm phục yêu mến nhà văn tài hoa Nguyễn Tuân trên dòng sông chữ nghĩa. Cái tài hoa của ông đò và cái tài hoa của nhà văn đã gặp nhau, tạo nên chất nghệ sĩ đậm đặc, thấm đẫm trong từng câu chữ.

2.3 Kết bài

Khái quát nội dung và nghệ thuật . Cho một vài nhận xét chung về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân.

3. Phương pháp luyện đề thần tốc

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ [NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ]

Để học hiệu quả bạn nên làm những gì?

Đầu tiên nên thiết kế lộ trình bứt phá điểm số của mình như sau:

Bước 1:  Bạn cần có 1 cuốn sổ tay để ghi chú

Bước 2:  Bạn nên đọc hiểu rõ Phân phối chương trình môn mình muốn cải thiện 

Vd: Toán 10 CTST có PPCT như sau:

 

BÀI HỌC PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SGKTiết
CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC. TẬP HỢP7
Bài 1. Mệnh đề toán học3
Bài 2. Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp3
Bài tập cuối chương I1
CHƯƠNG II. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN6
Bài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn2
Bài 2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn3
Bài tập cuối chương II1
Phân phối chương trình SGK 10 KNTT 

 

Bước 3:  Bạn tìm hiểu Chương I có bao nhiêu dạng bài tập, mỗi dạng phương pháp giải như thế nào?, những điểm cần lưu ý, lỗi sai thường gặp

Phân phối chương trình SGK 10 KNTT 

Bước 4: Giải bài tập theo từng dạng, giải càng nhiều càng tốt, cứ mỗi bài bạn giải sai bạn sẽ phải xem hướng dẫn giải chi tiết từ đó so sánh chỗ sai của mình xem mình sai ở đâu? tại sao lại sai? trường hợp sai có bao nhiêu trường hợp?

Bước 5: Ghi chú lỗi sai vào sổ tay, nhớ liệt kê lỗi sai theo dạng toán 

Bước 6: Cuối kỳ mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ hoặc cuối kỳ thì lấy sổ tay ra đọc qua 1 lần và tiến hành giải đề, cứ lập lại liên tục trước khi thi sẽ giúp bạn tối đa hoá điểm số trong kỳ thi và đồng thời tránh rất nhiều lỗi sai mà mình đã gặp nếu gặp trong đề thi. 

Đó là quá trình mình ôn thi NHƯNG hiện tại có 1 hệ thống giúp bạn quản lý sổ tay như phương pháp ở trên cực kỳ hiệu quả đó là EXAMON

 

Hệ thống luyện thi Examon được thiết kế giống phương pháp học ở trên tối ưu hoá sổ tay giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn gấp 200%

Examon sẽ phân phối chương trình theo từng dạng toán mỗi một dạng toán sẽ có bài tập luyện, quá trình luyện của bạn sẽ được ghi vào sổ tay để AI Examon phân tích đánh giá bạn đang sai ở đâu, lỗi sai thường ở dạng bài tập nào? mức độ bài sai ở Nhận Biết - Thông Hiểu - Vận Dụng - Vận Dụng Cao từ đó Examon sẽ đề xuất các câu tương tự câu sai để bạn luyện tập đi luyện tập lại cứ như thế vòng lặp liên tục giúp học sinh cải thiện kỹ năng giải bài tập đồng thời bao quát tất cả các dạng toán thường sai tránh tối đa những sai sót lúc đi thi.

Ngoài ra hệ thống Examon định hướng học sinh học theo 3 tiêu chí:

1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng

2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này

3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.

Sơ đồ tối ưu hoá cải thiện Điểm số cho học sinh