Nguyên hàm hàm số hữu tỉ và hàm số vô tỉ
Dưới đầy là những phương pháp và kỹ thuật hay ho, thú vị để các bạn tham khảo, ứng dụng vào việc giải bài tập của mình.
Mục lục bài viết
Bài viết này sẽ giới thiệu và hướng dẫn các phương pháp tính nguyên hàm của hàm số hữu tỉ và hàm số vô tỉ, cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc để áp dụng trong học tập và nghiên cứu. Chúc các học tập nguyên hàm thật vui thật bổ ích nhé !
1. NH hàm số hữu tỉ
1.1. Tổng quan
Xét f(x) là nguyên hàm hữu tỉ có dạng:
\(f(x)=\frac{P(x)}{Q(x)}\).
TH1: bậc tử \(\geq\) bậc mẫu
chia đa thức ta được: M là thương; N là dư
Khi đó:
\(\int f(x) \mathrm{d} x=\int \frac{P(x)}{Q(x)} \mathrm{d} x=\int\left(M+\frac{N}{Q(x)}\right) \mathrm{d} x\).
TH2: bậc tử < bậc mẫu
=> được chia làm 3 loại
1.2. Loại 1
\(f(x)=\frac{P(x)}{Q(x)}\), trong đó:
\(\left\{\begin{array}{l}P(x)=\gamma(\text { const }) \\ Q(x)=a x+b\end{array}\right.\) thì \(\int \frac{P(x)}{Q(x)} \mathrm{d} x=\int \frac{\gamma}{a x+b} \mathrm{~d} x\)
\(=\frac{Y}{a} \ln |a x+b|+C\)
1.3. Loại 2
\(f(x)=\frac{P(x)}{Q(x)}\) trong đó \(\left\{\begin{array}{l}P(x)=\gamma(\text { const }) \\ Q(x)=a x^{2}+b x+c\end{array}\right.\) có các trường hợp sau:
1. Q(x) có \(\Delta\) > 0
nhận dạng:
+ tử là hằng số
+ mẫu có 2 nghiệm pb
=> \(\int \frac{\gamma}{a x^{2}+b x+c} d x=\int \frac{\gamma}{a\left(x-x_{1}\right)\left(x-x_{2}\right)} d x\)
\(=\frac{\gamma}{a\left(x_{2}-x_{1}\right)} \int\left(\frac{1}{x-x_{2}}-\frac{1}{x-x_{1}}\right) \mathrm{d} x\) với x1 > x2
2. Q(x) có \(\Delta\) = 0
=> \(\int \frac{\gamma}{a x^{2}+b x+c} \mathrm{~d} x=\int \frac{\gamma}{a\left(x-x_{0}\right)^{2}}\)dx
= \(-\frac{\gamma}{a\left(x-x_{0}\right)}+C\).
nhận dạng:
+tử là hằng số
+mẫu có nghiệm kép
3. Q(x) có \(\Delta\) < 0
=> \(\int \frac{\gamma}{a x^{2}+b x+c} \mathrm{~d} x=\frac{\gamma}{a} \int \frac{1}{\left(x-x_{0}\right)^{2}+k^{2}}\)dx
=> lượng giác hóa
nhận dạng:
+ tử là hằng số
+ mẫu vô nghiệm
1.4. Loại 3
\(f(x)=\frac{P(x)}{Q(x)}\) trong đó \(\left\{\begin{array}{l}P(x)=m x+n \\ Q(x)=a x^{2}+b x+c\end{array}\right.\) có các trường hợp sau
1. Q(x) có \(\Delta\) > 0
nhận dạng:
+bậc tử < bậc mẫu
+mẫu có 2 nghiệm pb
cách 1:
I=\(\int \frac{m x+n}{a x^{2}+b x+c} \mathrm{~d} x=\int \frac{C\left(x-x_{1}\right)+D\left(x-x_{2}\right)}{a\left(x-x_{1}\right)\left(x-x_{2}\right)}\)
= \(\frac{1}{a} \int\left(\frac{C}{x-x_{2}}+\frac{D}{x-x_{1}}\right)\)dx
cách 2:
xét I = \(\int \frac{m x+n}{a x^{2}+b x+c} d x=\int \frac{m x+n}{a\left(x-x_{1}\right)\left(x-x_{2}\right)} d x\)
khi đó ta có :
\(I=\int \frac{m x+n}{a x^{2}+b x+c} \mathrm{~d} x=\int \frac{m x+n}{a\left(x-x_{1}\right)\left(x-x_{2}\right)} \mathrm{d} x\)
= \(\frac{1}{a}\left(X \cdot \ln \left|x-x_{1}\right|+Y \cdot \ln \left|x-x_{2}\right|\right)\)+ C
đến đây ta chỉ cần tìm X & Y bằng cách giải hệ
Lưu ý
1. Cách lấy các "hệ số" bỏ vào hệ ta lấy theo thứ tự từ phải -> trái
2. Với tử là hằng số, ta vẫn có thể áp dụng được cách này
ví dụ:
\(I=\int \frac{1}{a x^{2}+b x+c} \mathrm{~d} x\) ta xem hệ số m=0 và n=1
3. Khuyết vị trí nào thì xem hệ số đó = 0
ví dụ:
\(I=\int \frac{n}{a x^{2}+b x+c} \mathrm{~d} x\) khuyết "mx" nên hệ số m=0
4. Chú ý hệ số a, bài đơn giản thường thấy a=1
2. Q(x) có \(\Delta\) =0
=> \(\int \frac{m x+n}{a x^{2}+b x+c} \mathrm{~d} x=\int \frac{m x+n}{a\left(x-x_{0}\right)^{2}} \mathrm{~d} x\)
=> đặt \(\left\{\begin{array}{l}t=x-x_{0} \\ \mathrm{dt}=\mathrm{d} x\end{array} \rightarrow x=t+x_{0}\right.\).
nhận dạng:
+tử < mẫu
+mẫu có nghiệm kép
3. Q(x) có \(\Delta\) < 0
=> \(\frac{m x+n}{a x^{2}+b x+c} \mathrm{~d} x=\int \frac{\lambda\left(a x^{2}+b x+c\right)^{\prime}+c}{a x^{2}+b x+c} \mathrm{~d} x\)
= \(\underbrace{\int \frac{\lambda\left(a x^{2}+b x+c\right)^{\prime}}{a x^{2}+b x+c} \mathrm{~d} x}_{\dot{H}}+\underbrace{\int \frac{\varepsilon}{a x^{2}+b x+c} \mathrm{~d} x}_{\dot{k}}\).
tính H = \(\int \frac{\lambda\left(a x^{2}+b x+c\right)^{\prime}}{a x^{2}+b x+c} d x\)
=> đặt \(t=a x^{2}+b x+c \Rightarrow \mathrm{dt}=\left(a x^{2}+b x+c\right)^{\prime} \mathrm{d} x\)
tính K = \(\int \frac{\varepsilon}{a x^{2}+b x+c} \mathrm{~d} x\)
=> lượng giác hóa
*nhận dạng
+bậc tử < bậc mẫu
+mẫu có nghiệm kép
1.5. Một vài cách tách phân thức cần nhớ
\(\frac{1}{\left(x-x_{1}\right)\left(x-x_{2}\right)}=\frac{A}{x-x_{1}}+\frac{B}{x-x_{2}}\)
\(\frac{1}{(x-m)\left(a x^{2}+b x+c\right)}=\frac{A}{x-m}+\frac{B x+C}{a x^{2}+b x+c}\)
với \(\Delta=b^{2}-4 a c\lt 0\)
\(\frac{1}{(x-a)^{2}(x-b)^{2}}=\frac{A}{x-a}+\frac{B}{(x-a)^{2}}+\frac{C}{x-b}+\frac{D}{(x-b)^{2}}\)
2. NH hàm số vô tỉ
Xét f(x) là hàm vô tỉ có dạng:
\(f(x)=P(x) \cdot \sqrt{Q(x)}\)
=> \(\int f(x) \mathrm{d} x=\int P(x) \cdot \sqrt{Q(x)} \mathrm{d} x\)
Thông thường ở dạng hàm vô tỉ ta sẽ dùng phương pháp đổi biến
Và ta nhẩm được (Q(x))' = P(x). Khi đó:
b1: Đặt t = \(\sqrt{Q(x)}\).
b2: tính vi phân dt:
Nhưng để vi phân thuận tiện, ta bình phương hai vế \(t^{2}=\) Q(x)
=> 2t.dt = Q'(x)
=> 2t.dt = P(x).dx
b3: Khi đó
\(\int f(x) \mathrm{d} x=\int t \cdot 2 t \mathrm{~d} t=\int 2 t^{2} \mathrm{~d} t=\)...
3. Kinh nghiệm trong giải toán
1. Hiểu rõ vấn đề
Trước tiên hãy đọc kĩ câu hỏi, hiểu rõ những gì được yêu cầu và những điều kiện được đưa ra. Xác định chính xác những thông tin cần tìm
2. Lập kế hoạch giải quyết
Sau khi hiểu rõ vấn đề, hãy lập một kế hoạch cụ thể để giải quyết. Xác định bước cần thẹc hiện và thứ tự thực hiẹne
3. Sử dụng các chiến lược giải toán
Tùy theo loại toán, bạn có thể áp dụng các chiến lượt như phân tích, sơ đồ, mô hinh hóa, đặt câu hỏi phụ,... Cân nhắc xem chiến lược nào phù hợp nhất
4. Tập trung và kiên trì
Khi đang giải, hãy tập trung vào từng bước, không bỏ qua hoặc bỏ lỡ bất kì chi tiết nào. Nếu gặp khó khăn đừng bỏ cuộc, hãy kiên trì tìm cách khác
5. Kiểm tra kết quả
Sau khi có lời giải, hãy kiểm tra kĩ lưỡng xem kết quả có chính xác không. Xem lại các bước để đảm bảo không có sai sót
6. Học hỏi từ những sai lầm
Nếu bạn gặp khó khăn hoặc mắc sai lầm, hãy coi đó là cơ hội để học hỏi. Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục để cải thiện kĩ năng giải toán
Cuối cùng, hãy vận dụng những kinh nghiệm này để hành trình giải toán nói chung và giải nguyên hàm nói riêng được thuận lợi hơn nhé!
Đến với bộ đề mới của Examon
1 lớp có 30 học sinh được xem như lớp học truyền thống tuy nhiên chỉ được học duy nhất 1 bộ giáo trình là rất khó cho giảng viên vì mỗi học sinh đều có 1 khả nằng khác nhau, có học sinh giỏi TíCH \(\mathrm{PHÂN}\) yếu SINH HỌC như vậy học sinh đi học thêm sẽ mất cả \(X 2\) thời gian là điều không cần thiết, thay vì mình dùng \(1 / 2\) time tiết kiệm luyện thêm 1 phần VĂN HỌC giúp học sinh rút ngắn thời gian luyện tập và tăng hiệu quả học.
Với nỗi băn khoăn ấy đội ngũ founder Examon đã xây dựng nên 1 sản phẩm hỗ trợ học hiệu quả và cá nhân hóa việc học đến từng năng lực học sinh, cùng với sự hỗ trợ Gia sư Al sẽ giúp hs có trải nghiệm học tức thì và cải thiện ĐIEُM SỐ nhanh \(200 \%\)
Hệ thống Examon thiết kế hỗ trợ người học với 3 tiêu chí sau:
TIÊU CHÍ 1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng quyết định
TIÊU CHÍ 2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này
TIÊU CHÍ 3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 7 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.
Từ tiêu chí số \(\mathbf{3}\) Học từ lỗi sai đội ngũ chuyên môn đã nghiên cứu cách học và phát triển thành công công nghệ Al Gia sư Toán Examon với tính năng vượt trội hỗ trợ người học trong quá trình làm bài tập trên hệ thống đề thi Examon, gia sư Al sẽ ghi lại tất cả các lỗi sai của bạn đưa về hệ thống trung tâm dữ liệu để phân tích nhằm phát hiện năng lực của từng học sinh
Từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp với từng cá nhân nhắm giúp người học rút ngắn thời gian luyện tập những kiến thức bị hỏng hoặc yếu nhất của mình tiến đến cải thiện kỹ năng làm bài thi giúp nhanh cán mốc ĐIEُM SỐ mình mơ ước.