Người lái đò sông Đà - công trình hay áng văn thẩm mĩ ?
Tính thẩm mĩ trong bài văn người lái đò từ lúc này sẽ được làm sáng tỏ cho tất cả các bạn đọc của chúng ta.
Mục lục bài viết
Khi đọc xong người lái đò sông đà, bạn có nghĩ đây chỉ là một công trình nghiên cứu về con sông đà và cách người lái đò vượt qua con sông hung bạo bằng những điều Nguyễn Tuân nghiên cứu trải nghiệm được ? Hay tác phẩm là những cảm xúc tuyệt vời như một áng văn giàu thẫm mĩ mà tác giả Nguyễn Tuân miêu tả nên.
1. Là công trình khảo cứu công phu ?
Công trình khảo cứu công phu: Là một tác phẩm được tạo nên từ công sức tìm tòi, nghiên cứu dựa trên các tài liệu phong phú. Nó thể hiện vốn sống và tầm hiểu biết sâu rông của nhà văn. Nó đem đến cho người đọc những hiểu biết phong phú về các đặc điểm, tính chất của đối tương đườ đđê cêp...
Tác phẩm " người lái đò sông đà" không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là kết quả của một quá trình khảo cứu tỉ mỉ và công phu. Nguyễn Tuân đã dành nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu và khám phá về dòng sông Đà, một biểu tượng thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa dữ dội của vùng Tây Bắc Việt Nam
Ông không chỉ miêu tả cảnh quan một cách chung chung mà còn đi sâu vào từng chi tiết nhỏ, từ dòng nước cuộn trào, những con thác dữ dội đến những vách đá hiểm trở.
Sự mô tả tỉ mỉ này cho thấy tác giả đã có những trải nghiệm thực tế, quan sát và ghi chép cẩn thận về từng đoạn sông, từng khúc cua nguy hiểm.
Nguyễn Tuân còn nghiên cứu kỹ lưỡng về đời sống và công việc của những người lái đò trên sông đà. Ông đã tìm hiểu về kỹ năng, kinh nghiệm và những câu chuyện cuộc đời của họ, từ đó khắc họa rõ nét hình ảnh người lái đò như những anh hùng thời hiện đại, đấu tranh với thiên nhiên để kiếm sống.
Những chi tiết này không chỉ thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của tác giả mà còn giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc và chân thực hơn về cuộc sống của người dân vùng Tây Bắc
2. Là tác phẩm đầy tính thẩm mĩ?
Áng văn giàu tính thẩm mĩ: Là tác phẩm nghệ thuật đạt đến độ hoàn hảo trong việc tái hiện cái đẹp, khơi gợi những hứng thú và khả năng cảm nhận cái đẹp ở người đọc thông qua cách viết tài hoa, độc đáo của người nghệ sĩ...
Bên cạnh giá trị nghiên cứu, "Người lái đò sông Đà" còn là một áng văn tuyệt đẹp, giàu tính thẩm mỹ. Nguyễn Tuân đã sử dưng ngôn ngữ tinh tế và giàu hình ảnh để tạo nên những bức tranh thiên nhiên sống động và lôi cuốn.
Mỗi câu văn, mỗi hình ảnh đều được chăm chút tỉ mỉ, từ đó thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân trong việc miêu tả và biểu đạt cảm xúc. Những đoạn miêu tả sông đà vừa hùng vĩ vừa thơ moongj như một bức tranh thủy mặc, nơi mà mỗi chi tiết đều mang một ý nghĩa một cảm xúc riêng.
Nguyễn Tuân đã thành công trong việc sử dụng những biện pháp tu từ, những hình ảnh ẩn dụ để tạo nên sự tương phản giữa sự dữ dội và vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông. Chẳng hạn, hình ảnh sông đà được so sánh như " một người thiếu nữ đẹp" nhưng cũng có lúc dữ dội như " một con quỷ ác"
Sự tương phản này không chỉ tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm mà còn khắc họa rõ nét tính cách của dòng sông Đà.
Tính thẩm mỹ của tác phẩm còn được thể hiện qua việc khắc họa tâm hồn và tính cách của người lái đò. Những đoạn miêu tả về người lái đò không chỉ thể hiện sử dũng cảm, kiên cường mà còn cho thấy tình yêu và sự gắn bó sâu sắc của họ với dòng sông.
Qua đó, tác phẩm không chỉ là một câu chuyện về sự đấu tranh với thiên nhiên mà còn là một bài ca về tình yêu quê hương, lòng yêu nghề và sự cống hiến.
Người lái đò sông đà còn là một áng văn trữ tình giàu tính thẩm mĩ", đó. nghệ thuật đem đến vẻ đẹp tuyệt vời của hai hình tượng nghệ thuật là sông đà và người lái đò. Nếu sông Đà là " chất vàng mười của màu sắc sông núi" thì người lái đò là " thứ vàng mười đã qua thử lửa".
Với Nguyễn tuân con sông Đà không phải là một thực thể vô tri vô giác mà dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân nó được thể hiện với những cá tính rõ nét. Đó là những tính cách độc đáo thể hiện qua sự hùng vĩ và thơ mộng.
Nói về sông Đà, ta không thể quên được những hình ảnh của đá: đá bờ sông "dựng thành vách, chẹt giữa lòng sông như cái yết hầu" hay đá lòng sông "cả một chân trời đá nhổm dậy vồ lấy thuyền", "đá chia nhau giao việc cho mỗi hòn, cùng phối hợp đói phó con người".
Hình ảnh những cái hút nước ghê rợn như những cạm bẫy khó lường là mối đe dọa lớn với người lái đò "như những cái giếng bê tông được thả xuống" hay "nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc".
Hay đó là sóng nước "dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió", "cuồn cuộn luồn gió gùn ghè suốt năm" như con người mang tâm địa hiểm trở.
Hay đó còn là tiếng thác nước với "tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên "hay mặt nước" hò la vang dậy quanh mình, ùa vào bẻ gãy cán chèo".. những hình ảnh đó của sông Đà hùng vĩ, bí hiểm hung bạo mà đầy những chông gai, thử thách là hiện thân của thứ kẻ thù luôn thách thức, tấn công và cực kì nguy hiểm với con người.
Băng nghệ thuật dựng cảnh tạo nên cuộc chiến đầy cam go, kịch tính, qua đó tác giả ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động trong cuộc chiến chinh phục tự nhiên, Với thủ pháp đối lập tương phản, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của con người trong thử thách là " chất vàng mười đã qua thử lửa ".
Tác phẩm là một công trình nghệ thuật tuyệt mĩ, một thiên anh hùng ca vượt thác, cũng là một bản tình ca say đắm về thiên nhiên và con người cũng như cuộc sống người dân nơi đây.
Những thông tin mà Nguyễn Tuân cung cấp sinh động mà không khô khan nhờ nghệ thuật tùy bút tài hoa phóng khoáng, tự do, giàu sức hút, cảm xúc trữ tình của mình.
Hai ý kiến trên đề cập đến hững phương diện khác nhau khi đánh giá vẻ đẹp và giá trị của tác phẩm "đó là công trình khảo cứu công phu" thiên về chất trí tuệ trong lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ. Sự say mê, khám phá vẻ đẹp của đất nước và con người lao động.
Còn đó là một áng văn giàu tính thẩm mĩ " nhấn mạnh tài năng và tâm huyết của người nghệ sĩ say mê cái đẹp, sự sáng tạo. Hai ý kiến không đối lập mà chúng bổ sung cho nhau để đánh giá toàn diện, sâu sắc giá trị tùy bút người lái đò sông đà.
Ngồi lại và luyện đề cùng Examon
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao việc luyện đề lại quan trọng đến vậy không? Rất nhiều bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi luyện đề: Không phải mọi bộ đề đều giống nhau. Nhiều bạn vẫn thường tìm kiếm và làm những bộ đề cũ kỹ, lỗi thời trên mạng mà không biết rằng chúng có thể không phản ánh chính xác chương trình học hay xu hướng ra đề mới nhất.
Điều này không chỉ khiến bạn mất thời gian mà còn có thể dẫn đến những hiểu lầm về năng lực thực sự của mình.Luyện đề đúng cách là phương pháp để bạn có thể nhận diện các dạng bài tập thường gặp, nắm vững phương pháp giải quyết hiệu quả và từ đó, nâng cao kỹ năng giải đề của mình.
Với hệ thống đề được cập nhật liên tục và chính xác, Examon sẽ giúp bạn:
- Nhận diện các dạng bài thi quan trọng.
- Luyện tập với các phương pháp làm bài tối ưu.
- Thành thạo kỹ năng giải đề, sẵn sàng cho mọi kỳ thi.
Dưới đây, Examon sẽ hướng dẫn bạn cách luyện đề hiệu quả với hệ thống đề củaExamon:
- Bước 1: Tạo và Đăng nhập tài khoản Đầu tiên, các bạn cần có một tài khoản Examon. Chỉ với vài thao tác đăng ký nhanh chóng, bạn đã sẵn sàng cho hành trình chinh phục kiến thức!
- Bươc 2: Tiếp theo, hãy chọn lớp học, môn học mà bạn muốn luyện và khu vực bạn đang sống để Examon cung cấp đề thi phù hợp nhất với bạn.
- Bước 3: Lựa chọn đề thi và Bắt đầu luyện, Examon có hai chế độ: Luyện tập để bạn làm quen và Thi thử để kiểm tra năng lực. Hãy chọn một đề thi phù hợp và bắt đầu luyện!
- Bước 4: Khi làm bài, hãy tập trung và nghiêm túc như thể bạn đang ở trong phòng thi thật sự. Đây là cơ hội để rèn luyện sự tự tin và kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.
- Bước 5: Nhận điểm và Phân tích kết quả sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được điểm số ngay lập tức cùng với lời giải chi tiết cho từng câu hỏi, giúp bạn hiểu rõ mình cần cải thiện ở đâu.
Tham khảo ngay bộ đề được biên soạn đặc biệt bám sát \(99.9 \%\) đề tham khảo kỳ thi THPT năm 2024 của Examon ngay!