Người lái đò sông Đà - Hình tượng dòng sông Đà

Nguyễn Như Ý

Khi viết văn để một bài văn hấp dẫn hơn thì phần mở bài và kết bài rất quan trọng. Cùng tìm hiểu những cách mở bài hay nhất của Examon.

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Dàn bài phân tích
    • 1.1 Mở bài
    • 1.2 Thân bài
    • 1.3 Kết bài
  • 2. Cặp mở bài kết bài hay
    • 2.1 Mẫu 1
    • 2.2 Mẫu 2
    • 2.3 Mẫu 3
  • 3. Phương pháp luyện đề thần tốc

Trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà," Nguyễn Tuân kể về chuyến hành trình thực tế đến vùng Tây Bắc của mình và cuộc gặp gỡ với một người lái đò trên sông Đà, một dòng sông nổi tiếng với sự dữ dội và nguy hiểm. Qua những cuộc trò chuyện và quan sát, nhà văn khắc họa hình ảnh một người lái đò tài giỏi, dũng cảm và có hiểu biết sâu sắc về dòng sông. 

Tác phẩm miêu tả tỉ mỉ cảnh quan thiên nhiên hung tợn của sông Đà, cùng với những kỹ năng điêu luyện và kinh nghiệm dày dặn của người lái đò khi phải đối mặt với những thử thách hiểm nguy. Qua đó, Nguyễn Tuân không chỉ tôn vinh vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên mà còn ca ngợi sự khéo léo và dũng cảm của con người khi chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt.

Tác phẩm không chỉ ca ngợi thiên nhiên và con người mà còn phản ánh tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của Nguyễn Tuân. Qua hình ảnh người lái đò, tác giả đề cao tinh thần lao động, sự kiên trì và dũng cảm của con người Việt Nam trong việc chinh phục và đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt . 

Những tài năng vốn có của mình Nguyễn Tuân đã vận dụng hết những tài năng đó và kiến thức để xây dựng một nhân vật mà hể nhắc đến là người ta nghĩ ngay là trong tác phẩm của Nguyễn Tuân. Ông đã tạo ra nét cá tính riêng biệt cho nhân vật. Quả thật rất tài ba. Ông còn thể hiện được tình yêu thiên nhiên đất nước của mình vào tính cách nhân vật là cho Người lái đò sông Đà cũng có tính cách giống chính mình.

banner

1. Dàn bài phân tích

1.1 Mở bài

Giới thiệu tác giả: Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp.

- Giới thiệu tác phẩm: "Người lái đò sông Đà" trích từ tập tuỳ bút "Sông Đà" là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.

1.2 Thân bài

* Khái quát chung

- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi Tây Bắc của Nguyễn Tuân để kiếm tìm "chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc" và "chất vàng mười đã qua thử lửa" của con người nơi đây.

a. Vẻ đẹp hung bạo của dòng sông

+ Bờ sông 

- "dựng vách thành", cao vút, dựng đứng.

- Quãng sông thì hẹp đến nỗi "con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia".

- "Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời", "đang mùa hè đi đò qua quãng ấy cũng cảm thấy lạnh".

- Khi đi qua quãng này, người ta cảm tưởng như mình "đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện".

\(\rightarrow\) hiện ra trước mắt là một khúc sông Đà vừa sâu, vừa hẹp, vừa tối, vừa lạnh đủ để bất kỳ ai đến đây cũng phải rùng mình sợ hãi.

+ Ghềnh

- ghềnh Hát Loóng "dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm...".

- Các từ láy "cuồn cuộn", "gùn ghè" vừa hợi âm thanh ghê rợn vừa gợi những hình ảnh khủng khiếp của nơi đây.

- Được miêu tả như những kẻ sẵn sàng đòi nợ

\(\rightarrow\) Nó có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm mà con người không thể nào lường trước được. 

+ Hút nước

- Nhìn từ xa những cái xoáy nước trên sông giống như cái lúm đồng tiền trên má cô gái, có thể lôi tuột một cái thuyền xuống đáy sông và đánh cho tan xác.

 -Những cái hút nước như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.

- "Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc".

\(\rightarrow\) Ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Tuân khiến người đọc cảm giác như đang được xem một bộ phim hành động hấp dẫn nhưng cũng vô cùng đáng sợ.

+ Thác nước

- Tiếng thác nghe như là "oán trách", nghe như là "van xin", "khiêu khích", giọng gằn mà "chế nhạo".

- "Thế rồi nó rống lên",so sánh tiếng thác sông Đà giống như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn để phá tuông sự bủa vây của rừng lửa.

\(\rightarrow\) sự giữ dội của nước sông.

+ Đá

- "cả một chân trời đá" \(\rightarrow\) đá sông Đà nhiều vô kể.

- từng tảng đá mặt hòn nào trông cũng "ngỗ ngược", "nhăn nhúm", "méo mó". Rồi chúng còn vây thành một thạch trận giống như một trận đồ bát quái trên sông Đà.

\(\rightarrow\) sông Đà giống như kẻ thù số một của con người

 \(\mathbf{b}\).Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà

- Sông Đà "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân".

- Không chỉ đẹp ở dáng hình mà còn đẹp ở màu nước: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, thu sang nước sông chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.

- Bờ bãi sông Đà thì mênh mang, trải dài "bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm sông Đà".

- So sánh vô cùng gợi cảm khi miêu tả dòng sông "bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử", "bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa".

\(\rightarrow\) Những câu văn miêu tả vẻ trữ tình, thơ mộng của sông Đà đã tạo nên một đoạn văn giàu chất thơ. 

* Đánh giá

Bằng vốn hiểu biết sâu rộng cùng tài năng miêu tả sắc sảo \(\rightarrow\) đưa người đọc đi hết từ sợ hãi này đến bất ngờ khác khi miêu tả hai vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của sông Đà.

1.3 Kết bài

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm

2. Cặp mở bài kết bài hay

2.1 Mẫu 1

  • Mở bài

Đất nước VN ta với trăm sông nghìn núi. Biết bao nhiêu con sông đã bước vào thơ ca, khơi nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong số những dòng sông ấy, ta phải kể đến con sông Đà. Nó là đối tượng cảm hứng của các bậc tao nhân mặc khách nhưng có lẽ đến với NT, sông Đà mới thực sự trở nên chân thực sống động. Là nhà văn cả đời theo chủ nghĩa duy mỹ, trước CM ông đi tìm cái đẹp ở một thời vang bóng. Sau CMT8, NT lại tìm thấy cái đẹp ở ngay trong cuộc sống nhân dân lao động. 

Ông gọi đó là “chất vàng mười đã qua thử lửa” còn theo Nguyễn Minh Châu đó là “viên ngọc ẩn giấu trong chiều sâu tâm hồn của con người VN”. Toàn bộ vẻ đẹp ấy ánh lên trong thiên tùy bút“Sông Đà” sáng tác năm 1958 – 1960 với linh hồn là bài kí “Người lái đò sông Đà”. Với tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, ngòi bút của NT đã nở hoa trên dòng sông văn chương của mình.

  • Kết bài 

Gấp lại "Người lái đò sông Đà", ta không chì cảm thán và ngường mộ trước vẻ đẹp đầy kì vĩ, phong phú của thiên nhiên, mà còn trăn trở một nỗi niểm Nguyễn Tuân đã tinh tế gửi gắm. Đó là mong muốn con sông Đà "chúng thủy giai Đông lẩu, Đà giang độc Bắc huu" dư có cá tính quât cường , dù có ương ngạnh, khó chịu , hung dữ và tàn bạo đến  đầu, cũng sẽ có một ngày trở nên dịu dàng, đằm thắm giúp ích được cho con nguời; hay, chính là mong muốn đất nước có thể phát triển phổn vinh, để nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. 

Những ngươi trẻ  của đất nước chúng ta, gánh trên vai trách nhiệm làm giảu cho Tổ  quốc, làm đẹp cho xã hội, hãy cố gắng hết sức học tập, rèn luyộn và lao động, để làm tròn, làm tốt trách nhiệm ấy, để xây dựng một tương lai "sánh vai với các cường quốc năm châu".

2.2 Mẫu 2

  • Mở bài

Nguyễn Tuân - nhà văn, người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm cái đẹp của cuộc sống. Ông đặc biệt có sở trương vể thể loai tùy bút. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tùy bút "Người lái đò sông Đà". Bên cạnh hình ảnh người lái đò tài hoa, dũng cảm, Nguyễn Tuân còn khắc họa được vẻ đẹp của con sông Đà qua những điểm nhin khác nhau: có khi dữ dội, hung bạo, có lúc lại duyên dáng, nên thơ.

  • Kết bài

Với Nguyễn Tuân, sông Đà mang một vẻ đẹp toàn bích, trở thành một sinh thể sống động và có hồn. Dòng sông vừa hùng vĩ, dữ dội lại vừa thơ mộng, trữ tình. Phải là một người yêu và tự hào về vẻ đẹ̉p của thiên nhiên đất nước mới có thể miêu tả Sông Đà như thế. Có thể nói, qua những câu ca ngợi dòng sông Đà Giang, ta thấy được tình cảm gắn bó của Nguyễn Tuân với quê hương. Tác phẩm Người lái đò sông Đà tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Tác giả cho rằng cái đẹp phải là thứ gây ấn tượng mạnh với người đọc. Đẹp thì phải đẹp, dữ thì phải khủng. Sông Đà đúng là Vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc mà các nhà văn luôn khao khát tìm kiếm và thể hiện trong tác phẩm của mình

2.3 Mẫu 3

  • Mở bài

Ngôn ngữ nhân dân là "tiếng nói nguyên liệu" còn ngôn ngữ văn học là "tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào luyện". - M go rơ ki. 

Là bậc thẩy vể ngôn từ và là một trong những cây bút có sức sáng tạo độc đáo nhất của nển văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân đã cho thấy sự tài hoa, uyên bác , cá tính riêng trong phong cách sáng tác trong những tác phẩm của mình. Ông sáng tác nhiểu thể loại nhưng đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút.

 " Người lái đò sông Đà" là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Qua tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã có phát hiện mới mẻ vể vẻ đẹp của con sông Tây Bắc, đổng thời ca ngợi vẻ đẹp lao động tài ba của người lao động mà cụ thể ở đây là hinhh tượng người lái đò mưu sinh trên sông.

Tùy bút " Người lái đò sông đà" được sáng tác sau chuyến đi thực tế gian nan nhưng cũng đẩy hào hứng nơi Tây Bắc xa côi của Nguyễn Tuân. Bài tùy bút được in trong tập " Sông Đà" xuất bản năm 1960 - giai đoạn miển Bắc bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa . Tây Bắc là nơi có biết bao nhà văn, nhà

  • Kết bài

Và cảm xúc đáng quý ấy cứ du dương mãi trong tôi vói những âm thanh văn xuôi rất đáng gọi là "nên câu tuyệt diệu": "Hỡi ông khách Sông Đà có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?". "Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi... Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc"... Tôi cảm thấy chiếc bè thơ kết bằng những câu văn xuồi ấy đem lại cho mình một thứ nhã thú văn chương mà phải nói rằng cũng còn hiếm gặp ở trong đời.

Nhưng tác giả Người lái đò Sông Đà cũng không phải con người duy mĩ. Ta trọng sự tinh tế của ông trong cảm thức vể cái đẹp. Nhưng qua thiên tuỳ bút, ta hiểu ràng cái còn đáng trọng hơn nữa của ông vẫn là tình yêu thiết tha thiên nhiên đất nước, là sự tôn kính công sức Lao Động của Con Người.

3. Phương pháp luyện đề thần tốc

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ [NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ]

Có bao giờ bạn tự hỏi tại điểm kiểm tra của mình thấp không?

Mình cũng từng bị như vậy và luôn hỏi tại sao suốt 1 thời gian dài và giờ mình đã tìm ra câu trả lời “Đó chính là phương pháp học không đúng".

Để học hiệu quả bạn nên làm những gì?

Đầu tiên nên thiết kế lộ trình bứt phá điểm số của mình như sau:

Bước 1:  Bạn cần có 1 cuốn sổ tay để ghi chú

Bước 2:  Bạn nên đọc hiểu rõ Phân phối chương trình môn mình muốn cải thiện 

Vd: Toán 10 CTST có PPCT như sau:

 

BÀI HỌC PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SGKTiết
CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC. TẬP HỢP7
Bài 1. Mệnh đề toán học3
Bài 2. Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp3
Bài tập cuối chương I1
CHƯƠNG II. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN6
Bài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn2
Bài 2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn3
Bài tập cuối chương II1
Phân phối chương trình SGK Toán 10 KNTT 

 

Bước 3:  Bạn tìm hiểu Chương I có bao nhiêu dạng bài tập, mỗi dạng phương pháp giải như thế nào?, những điểm cần lưu ý, lỗi sai thường gặp

Phân phối chương trình SGK Toán 10 KNTT 

Bước 4: Giải bài tập theo từng dạng, giải càng nhiều càng tốt, cứ mỗi bài bạn giải sai bạn sẽ phải xem hướng dẫn giải chi tiết từ đó so sánh chỗ sai của mình xem mình sai ở đâu? tại sao lại sai? trường hợp sai có bao nhiêu trường hợp?

Bước 5: Ghi chú lỗi sai vào sổ tay, nhớ liệt kê lỗi sai theo dạng toán 

Bước 6: Cuối kỳ mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ hoặc cuối kỳ thì lấy sổ tay ra đọc qua 1 lần và tiến hành giải đề, cứ lập lại liên tục trước khi thi sẽ giúp bạn tối đa hoá điểm số trong kỳ thi và đồng thời tránh rất nhiều lỗi sai mà mình đã gặp nếu gặp trong đề thi. 

Đó là quá trình mình ôn thi NHƯNG hiện tại có 1 hệ thống giúp bạn quản lý sổ tay như phương pháp ở trên cực kỳ hiệu quả đó là EXAMON

 

Hệ thống luyện thi Examon được thiết kế giống phương pháp học ở trên tối ưu hoá sổ tay giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn gấp 200%

Examon sẽ phân phối chương trình theo từng dạng toán mỗi một dạng toán sẽ có bài tập luyện, quá trình luyện của bạn sẽ được ghi vào sổ tay để AI Examon phân tích đánh giá bạn đang sai ở đâu, lỗi sai thường ở dạng bài tập nào? mức độ bài sai ở Nhận Biết - Thông Hiểu - Vận Dụng - Vận Dụng Cao từ đó Examon sẽ đề xuất các câu tương tự câu sai để bạn luyện tập đi luyện tập lại cứ như thế vòng lặp liên tục giúp học sinh cải thiện kỹ năng giải bài tập đồng thời bao quát tất cả các dạng toán thường sai tránh tối đa những sai sót lúc đi thi.

Ngoài ra hệ thống Examon định hướng học sinh học theo 3 tiêu chí:

1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng

2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này

3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.

Sơ đồ tối ưu hoá cải thiện Điểm số cho học sinh

Tham khảo ngay bộ đề được biên soạn đặc biệt bám sát 99.9% đề tham khảo kỳ thi THPT năm 2024 của Examon ngay!

Examon.png
Bộ đề ôn thi cấp tốc 30 ngày cùng Examon