Người lái đò sông Đà - Dàn ý phân tích
Dưới đây là dàn ý phân tích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, hãy tham khảo cùng Examon nhé!
Mục lục bài viết
Nguyễn Tuân đã tạo ra một kiệt tác để nói về thiên nhiên vùng Tây Bắc. Qua đó ông cũng muốn tìm chất vằng mười và vàng mười đã qua thử lửa trong tác phẩm Người lái đò sông Đà.
Dưới đây là dàn ý phân tích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, hãy tham khảo cùng Examon nhé!
1. Mở bài
Nguyễn Tuân
- Vị trí: Ông là một trong chín tác giả của nền văn học Việt Nam. Ông là một nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học nước nhà.
- Phong cách: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể tóm gọn trong một chữ "Ngông". Mỗi trang viết của ông đều thể hiện sự độc đáo, tài hoa và uyên bác; luôn tiếp cận con người từ góc độ tài hoa, nghệ sĩ; luôn nhìn sự vật từ phương diện văn hóa, mỹ thuật.
- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Tuân thành công ở cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau Cách mạng. Thể loại sở trường của ông là tùy bút, với rất nhiều tác phẩm đặc sắc; trong đó, tùy bút "Người lái đò Sông Đà" có thể được xem là một trong những áng văn tiêu biểu nhất của ông ở thế loại này.
Người lái đò sông Đà
- Qua hình tượng sông Đà và người lái đò, Nguyễn Tuân muốn thể hiện niềm yêu mến thiết tha với thiên nhiên đất nước và ngợi ca những con người lao động - chất "vàng muoòi" của cuộc sống.
2. Thân bài
2.1 Khái quát tác phẩm
- Hoàn cảnh: Bài tùy bút "Người lái đò sông Đà" được Nguyễn Tuân sáng tác sau chuyến đi thực tế gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn của tổ quốc.
- Xuất xứ: Tùy bút "Người lái đò Sông Đà" được rút từ tập tùy bút "Sông Đà", xuất bản lần thứ nhất vào năm 1960.
- Nội dung khái quát: Bài tùy bút miêu tả con sông Đà và hình ảnh người lái đò vượt thác trên sông và qua đó ca ngợi "chất vàng mười" của thiên nhiên và con người Tây Bắc
2.2 Lời đề từ
Lời đề từ đầu tiên: Nguyễn Tuân đã lấy câu thơ của nhà cách mạng \(\mathrm{Ba}\) Lan Wladyslaw Broniewski: "Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông". Tiếng hát trên dòng sông phải chăng là tiếng của những người chèo đò, vượt thác, kéo thuyền, tiếng hát cất lên từ những tâm hồn con người Tây Bác tha thiết với thiên nhiên, đất nước, lạc quan, yêu đời. Người lái đò sông Đà là một trong hai hình tượng trung tâm của thiên tùy bút.
Lời đề từ thứ hai: Nguyễn Tuân mượn hai câu thơ của Nguyễn Quang Bích để nói về sông Đà:
"Chúng thủy giai Đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu"
(Mọi dòng sông đều chảy về Đông
Chỉ có một dòng sông Đà theo hướng Bắc)
Lời đề từ ngắn gọn nhưng hàm ẩn nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, việc sử dụng những câu thơ chữ Hán làm tăng thêm tính trang trọng, đồng thời nhấn mạnh đến ý nghĩa khác biệt, độc đáo, những tương quan đối cực của một hiện tượng địa lý của miền Tây Bắc Tổ quốc - Sông Đà như một sinh thể đa dạng, phức tạp. Mọi con sông đều chảy về phía Đông như quy luật của tự nhiên, duy chỉ có sông Đà chảy về phương Bắc. Từ "độc" được sử dụng vô cùng hiệu quả để thể hiện sự độc nhất, cá tính khác biệt của con sông.
2.3 Tính cách hung bạo
* Sự dữ dội của sông Đà được thể hiện qua vách đá sông Đà
- Vách đá trên sông Đà: "đá bờ sông dưng vách thành" và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách:
+ "Vách đá chẹt lòng sông nhu một cái yết hầu".
+ "Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mă̆t trò̀".
+ Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách...
* Sự dữ dội của Sông Đà ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng:
- Nếu như ở vách đá sông Đà, Nguyễn Tuân thiên về miêu tả hình ảnh thì ở quãng măt ghềnh Hát Loóng, Nguyễn Tuân lại tạo nên một bản hòa tấu, một bản giao hưởng tử thần với hàng cây số: "Nuớc xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm nhu lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cú người lái đò nào tóm được qua đấy".
* Sự hung bạo ở Thạch trận sông Đà
- Âm thanh thác nước sông Đà:
+ Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc như đang "oán trách", "van xin", "khiêu khich", "giọng gằn mà chế nhao". Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: "nó rống lên nhu tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giũu rùng vầu rùng tre núa nổ lủa.....".
- Diện mạo của thạch trận:
Sau khi miêu tả âm thanh của thác đá, Nguyễn Tuân đã đặc tả diện mạo của đá sông Đà. Điều này cũng là một thử thách bởi đá bao giờ cũng là biểu tượng của sự câm lặng đến trơ lì. Vậy mà Nguyễn Tuân nhận ra: Đá sông Đà thằng nào cũng nhăn nhúm, ngỗ ngược. Cái sự ngỗ ngược ẩn chứa trong vẻ bề ngoài im lặng bao giờ cũng rất đáng sợ.
- Tâm địa độc ác của sông Đà thể hiện qua 3 trùng vi thạch trận
=> Nguyễn Tuân là một nhà văn tài ba, uyên bác, lịch lãm. Ông thường vận dụng cách nhìn, cách tiếp cận của nhiều nghành nghệ thuật để phát hiện, miêu tả đối tượng, để làm cho nó hiện lên dưới nhiều góc nhìn phong phú, mới lạ.Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà như một con quái vật có linh hồn, có tính cách, rất hung nộ và cọc cằn, ngày đêm làm mình làm mẩy với núi rừng Tây Bắc hùng vĩ.
2.4 Tính cách trữ tình của Đà giang
* Vẻ đẹp trẻ trung, tình tứ của sông Đà:
- Nguyễn Tuân đã khám phá ra một góc nhìn đầy mới lạ về sông Đà, đó là từ trên cao nhìn xuống.
Dòng sông chảy trong một không gian, tự nó như muốn khoe dáng hình kiều diễm. Vẻ đẹp của dòng sông thiếu nữ làm xiêu lòng người nghệ sĩ. Dòng sông như một bức tranh thủy mạc, đoạn văn như một bản nhạc,
* Vẻ đẹp của một dòng sông Đà gợi cảm:
- Đối với sông Đà, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm sung sướng và yêu mến như với một người bạn cố nhân. Nói đến cố nhân là nói đến người bạn quen biết từ lâu rồi, tưởng như mình đã thân thuộc với người ấy lắm rồi, tưởng chẳng còn gì để mà \(\mathrm{xa}\) lạ nữa. Thế mà lần nào gặp lại người cố nhân ấy, ta cũng có một niềm xúc động thật sâu sắc, một sự ngỡ ngàng khi ta như vừa nhận ra một điều gì đó vô cùng mới mẻ.
Sông Đà với Nguyễn Tuân là một điều như thế! Đã bao lần Nguyễn Tuân đến với Sông Đà cũng là bấy nhiêu lần Nguyễn Tuân được trải nghiệm niềm vui sướng. Đặc biệt là những niềm vui sướng vô cùng đột ngột.
* Vẻ đẹp Sông Đà như một dòng chảy được kết bằng thơ:
- Nếu như trong cảnh vượt thác, Nguyễn Tuân đã tìm ra một vốn từ ngữ phong phú, chính xác, mới lạ để diễn tả trận chiến giữa ông đò và thần sông thần đá, có đủ quân tướng bằng một giọng văn mạnh mẽ, bằng một nhịp văn như sóng gầm, thác réo thì đến đoạn văn này, giọng văn và nhịp điệu có sự thay đổi hẳn, đầy lâng lâng, mơ màng. Vẻ đẹp mơ mộng êm đềm của sông Đà ở quãng trung lưu này đã được diễn tả đậm chất thơ .
*Nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Đà
- Tác giả đã miêu tả Sông Đà bằng những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. Từ ngữ trong bài tùy bút thật phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn của tác giả rất đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình. Con Sông Đà vô tri, dưới ngòi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể có tâm hồn, tâm trạng.
2.5 Hình tượng người lái đò
* Lai lịch và vẻ đẹp ngoại hình ông lái đò sông Đà.
- Lai lịch: Ông không có tên, chỉ biết là người Lai Châu, đã ngoài 70 tuổi, đã dành 1 phần lớn đời mình làm nghề lái đò dọc trên sông Đà. Trên sông Đà, ông xuôi ngược hơn 100 lần, chín tay giữ lái độ 60 lần.
- Ngoại hình: Bằng hệ thống ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, bằng lối so sánh độc đáo gợi cảm, trước hết Nguyễn Tuân đã làm sống dậy trước mắt người đọc hình ảnh một ông lái đò có ngoại hình đặc biệt ấn tượng
* Vẻ đẹp tính cách, phẩm chất của ông lái đò.
- Ông lái đò là người tinh thạo, từng trải, giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về luồng lạch, từng ngõ ngách trên sông Đà.
- Ông lái đò là người trí dũng song toàn như một viên tướng tài ba, thông minh linh hoạt và khéo léo như một nghệ trong nghệ thuật vượt thác sông Đà.
- Ông lái đò là người tài hoa nghệ sĩ, mang cốt cách của người chỉ huy nhưng rất bình dị, là người anh hùng cuộc sống đời thường.
* Nghệ thuật miêu tả người lái đò
- Sử dụng vốn kiến thức uyên bác sâu rộng trong lĩnh vực, nhiều kiến thức: Quân sự, điện ảnh, võ thuật,...
- Tạo tình huống đầy thử thách
- Sử dụng từ ngữ góc cạnh, giàu chất tạo hình, gợi liên tưởng, so sánh, nhân hoá bất ngờ mà vô cùng chính xác.
- Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ ở nhân vật ông lái đò, cách viết phù hợp với quan niệm nghệ thuật về con người, phù hợp với phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân.
3. Kết bài
1. Giá trị nội dung
- Nguời lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa (Sông Đà) và những kì tích lao động của con người (người lái đò).
2. Giá trị nghệ thuật
- Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.
- Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị.
- Bút pháp: kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn.
- Sáng tạo: ngôn từ, các biện pháp tu từ độc đáo.
4. Học như thế nào cho hiệu quả?
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ [NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ]
Để học hiệu quả bạn nên làm những gì?
Đầu tiên nên thiết kế lộ trình bứt phá điểm số của mình như sau:
Bước 1: Bạn cần có 1 cuốn sổ tay để ghi chú
Bước 2: Bạn nên đọc hiểu rõ Phân phối chương trình môn mình muốn cải thiện
Vd: Toán 10 CTST có PPCT như sau:
BÀI HỌC PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SGK | Tiết |
CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC. TẬP HỢP | 7 |
Bài 1. Mệnh đề toán học | 3 |
Bài 2. Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp | 3 |
Bài tập cuối chương I | 1 |
CHƯƠNG II. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN | 6 |
Bài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn | 2 |
Bài 2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn | 3 |
Bài tập cuối chương II | 1 |
Bước 3: Bạn tìm hiểu Chương I có bao nhiêu dạng bài tập, mỗi dạng phương pháp giải như thế nào?, những điểm cần lưu ý, lỗi sai thường gặp
Bước 4: Giải bài tập theo từng dạng, giải càng nhiều càng tốt, cứ mỗi bài bạn giải sai bạn sẽ phải xem hướng dẫn giải chi tiết từ đó so sánh chỗ sai của mình xem mình sai ở đâu? tại sao lại sai? trường hợp sai có bao nhiêu trường hợp?
Bước 5: Ghi chú lỗi sai vào sổ tay, nhớ liệt kê lỗi sai theo dạng toán
Bước 6: Cuối kỳ mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ hoặc cuối kỳ thì lấy sổ tay ra đọc qua 1 lần và tiến hành giải đề, cứ lập lại liên tục trước khi thi sẽ giúp bạn tối đa hoá điểm số trong kỳ thi và đồng thời tránh rất nhiều lỗi sai mà mình đã gặp nếu gặp trong đề thi.
Đó là quá trình mình ôn thi NHƯNG hiện tại có 1 hệ thống giúp bạn quản lý sổ tay như phương pháp ở trên cực kỳ hiệu quả đó là EXAMON
Hệ thống luyện thi Examon được thiết kế giống phương pháp học ở trên tối ưu hoá sổ tay giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn gấp 200%
Examon sẽ phân phối chương trình theo từng dạng toán mỗi một dạng toán sẽ có bài tập luyện, quá trình luyện của bạn sẽ được ghi vào sổ tay để AI Examon phân tích đánh giá bạn đang sai ở đâu, lỗi sai thường ở dạng bài tập nào? mức độ bài sai ở Nhận Biết - Thông Hiểu - Vận Dụng - Vận Dụng Cao từ đó Examon sẽ đề xuất các câu tương tự câu sai để bạn luyện tập đi luyện tập lại cứ như thế vòng lặp liên tục giúp học sinh cải thiện kỹ năng giải bài tập đồng thời bao quát tất cả các dạng toán thường sai tránh tối đa những sai sót lúc đi thi.
Ngoài ra hệ thống Examon định hướng học sinh học theo 3 tiêu chí:
1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng
2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này
3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.