Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Nguyễn Như Ý

Người lái đò sông Đà là tác phẩm được coi là tiêu biểu nhất của tác giả Nguyễn Tuân trong văn học Việt Nam giai đoạn cận đại

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Mở bài
  • 2. Thân bài
  • 3. Kết bài
  • 4. Phương pháp Tối ưu hiệu quả học tập

Người lái đò sông Đà được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Tuân. Với lối viết đầy độc đáo, sáng tạo cùng với nét nghệ thuật đậm chất trừu tượng, Nguyễn Tuân đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy hùng vĩ. Khác họa chân thật và nổi bật hình ảnh con người với những nét tính cách kiên cường, bất khuất và đầy tính thú vị 

banner

1. Mở bài

Cái nhan đề Người lái đò sông Đà ùa vào ta một liên tưởng kép: Nguyễn Tuân xưng tụng ông lái đò tài hoa trí dũng trên dòng sông thiên nhiên bạo liệt, còn ngôn ngữ Nguyễn Tuân lại hùa nhau xưng tụng tác giả của nó như một ông lái bậc thầy con thuyền chữ trên một dải sông văn không kém thác ghềnh. 

Bài ca lao động và bài ca ngôn từ song hành trong một áng kí lạ. Thì chính Nguyễn Tuân đã hạ bút ngay từ khúc dạo đầu: "Chúng thuý giai đông tẩu, Đà giang độc bắc lưu" (Mọi con sông đều chảy về đông, chỉ có sông Đà ngược bắc).

2. Thân bài

Câu đề từ của Nguyễn Tuân vừa thâu tóm lấy cái thần sông Đà, vừa tóm luôn cái thần chữ của mình. Một mặt bắc lưu là sự cưỡng lại đông tấu, cái riêng độc đáo là sự cưỡng lại sức xói mòn của cái chung nhàm cũ. Mặt khác, bắc lưu chỉ tồn tại trước đông tẩu, cái riêng độc đáo chỉ tồn tại trước cái chung khi nó đồng nghĩa với cái cao hơn sự khác lạ là cái sáng tạo (tức là cái độc đáo phải trở thành cái riêng mang giá trị). 

Phi giá trị, cái riêng hóa trò chơi duy mĩ. Đó là nguyên tắc của phép lạ hóa văn chương, để vừa chối bỏ sự nhàm lặp của cái chung, vừa hội nhập với cái chung mang giá trị văn chương bền vững. 

Còn nguyên tắc riêng của phép lạ hóa ngôn ngữ Nguyễn Tuân? Trong kho từ vị Việt, ngôn ngữ mang bản tính nguyên thủy của một vật liệu tĩnh, lạnh, khá ổn định. Tài năng nghệ sĩ là biết vung cây gậy thần biến nó thành chất liệu động và nóng, phập phồng sự sống. Nồi trội trong các tài năng, văn Nguyễn Tuân là thứ ngôn từ nóng giẫy sự sống. 

Có thể coi bài kí sông Đà này là cuộc thí nghiệm tâm đắc của ngôn ngữ nóng Nguyễn Tuân. Đầu tiên, sức nóng ngôn ngữ Nguyễn Tuân cũng tìm được một đối tượng "nóng": sông Đà. 

Con sông độc lạ ấy thật thích hợp với một ngòi bút độc lạ. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân đã lay con sông vô tri thức dậy, tưới linh hồn vào nó, và ông khai sinh dòng sông nghệ thuật của mình bằng một cái tên đủ in luôn tính nết vào đó: "hung bạo và trữ tình". Nếu chỉ có một vế, con sông sẽ lười nhác trong đơn giản. 

Tính cách sông Đà phải là một hệ thống những phẩm chất đối chọi nhau như nước với lửa, và phải từ những nghịch lí nghịch âm ấy, con sông mới có điều kiện phô bày hết vẻ phức tạp phong phú, đầy hấp dẫn của mình. Đầu tiên là con thác - tâm điểm dữ dội của sông Đà. 

Nước dữ, đã đành. Đá cũng dữ. Đúng ra là do đá dữ mà nước dữ. Vậy thì cần phải dựng đá dậy cho lộ bản chất của nó ra. Và Nguyễn Tuân hạ một so sánh đắc địa: "Một hòn (đá) ấy trông nghiêng thì \(\mathrm{y}\) như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến".

 Trong công thức \(\mathrm{A}=\mathrm{B}\) của so sánh, cái độc lạ của Nguyễn Tuân chủ yếu tỏa sắc ở vế \(\mathrm{B}\). Trong câu văn trên, ông chêm động từ hất hàm vào \(\mathrm{B}\) để mang đến cho nó một năng lượng sống, đủ khả năng truyền hồn vào đá vô tri, rọi một cái nhìn đậm tính điêu khắc vào thói du côn của thiên nhiên man dại. Nhưng gây cảm giác "chết người" nhất là cái hút nước. 

Nguyễn Tuân tả hình ảnh những cái thuyền bị dòng sông nuốt vào bụng, gợi cảm giác lạnh người: "Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuýnh sông dưới". 

Người ta nói văn Nguyễn Tuân là thứ văn ham cảm giác mạnh, có lẽ vì thế mà cái hút nước hiểm nguy kia trở thành một đam mê dưới ngòi bút của ông. 

Ông tiếp tục gây áp lực lên hệ thần kinh người đọc bằng cách bắt họ phải tự "chiêm nghiệm" cái cảm giác lạ lùng này: "Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà, - từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. 

Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre- plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem. 

Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khống lồ vừa rút lên cái gậy đành phèn". 

Hình ảnh nhứng cái thuyền bị cái hút nước nuốt chửng, hình ảnh cái hút nước như một cái giếng xây bằng nước sông đang xoay tít... tạo nên ở người đọc một cảm giác hình hết sức mạnh mẽ. 

Họ bị đặt vào trong cuộc, và cảm thấy bối rối vì khó bứt thoát khỏi những ám ảnh đầy ma lực mà ngôn từ Nguyễn Tuân truyền tới họ. Và đọng lại cuối cùng trong lòng người đọc là một sông Đà được nhìn như một hung thần, gây cảm giác hãi hùng về cuộc quyết đấu dữ dội giữa con người và thiên nhiên đã diễn ra nơi đây hàng bao thế kỷ. 

 

3. Kết bài

Cảm giác hình gắn với cảm giác âm nên ám ảnh của văn Nguyễn Tuân càng mạnh. Ở đây, người đọc lại hứng khởi nhận ra một đặc điểm khác của văn Nguyễn Tuân: những câu văn của ông thường liên kết trong một tính liên hoàn giàu giá trị thẩm mĩ, có khả năng thôi miên người đọc trong một chuỗi dây chuyền liên tưởng ngỡ như vô tận. 

Tả cái thác nước, Nguyễn Tuân viết: "Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng". Đúng là một cảnh tượng man rợ như thời tiền sử. 

Để dò hết năng lượng thẩm mĩ của câu văn, liên tưởng của người đọc phải nối nhau trong cơ chế ba chặng: tiếng thác (rống) - tiếng trâu mộng (lồng lộn) - tiếng rừng lửa (gầm thét). Liên tưởng của Nguyễn Tuân rất lạ: âm thanh thác được động vật hóa thành tiếng gầm "trâu mộng", nhưng cao tay nhất là lấy tháclửa (hỏa) gây một bất ngờ thẩm mĩ. 

Sức mạnh hoang dã của thiên nhiên qua miêu tả của Nguyễn Tuân, cứ như một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử. Nguyễn Tuân còn chạm bút tới cái hút nước một lần nữa: "nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào". 

Hai chữ "ặc ặc" mô phỏng rất tài thứ âm thanh quái vật, khiến sông Đà như loài thủy quái bị bóp cổ đang quằn quại. (thủy) so sánh với Mặt thứ hai của sông Đà là trữ tình. Để lột tả đặc tính này của sông Đà, Nguyễn Tuân rất tâm đắc với những so sánh.

4. Phương pháp Tối ưu hiệu quả học tập

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ [CHỦ ĐỀ]

Có bao giờ bạn tự hỏi tại điểm kiểm tra của mình thấp không?

Mình cũng từng bị như vậy và luôn hỏi tại sao suốt 1 thời gian dài và giờ mình đã tìm ra câu trả lời “Đó chính là phương pháp học không đúng".

Để học hiệu quả bạn nên làm những gì?

Đầu tiên nên thiết kế lộ trình bứt phá điểm số của mình như sau:

Bước 1:  Bạn cần có 1 cuốn sổ tay để ghi chú

Bước 2:  Bạn nên đọc hiểu rõ Phân phối chương trình môn mình muốn cải thiện 

Vd: Toán 10 CTST có PPCT như sau:

 

BÀI HỌC PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SGKTiết
CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC. TẬP HỢP7
Bài 1. Mệnh đề toán học3
Bài 2. Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp3
Bài tập cuối chương I1
CHƯƠNG II. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN6
Bài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn2
Bài 2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn3
Bài tập cuối chương II1

 

Bước 3:  Bạn tìm hiểu Chương I có bao nhiêu dạng bài tập, mỗi dạng phương pháp giải như thế nào?, những điểm cần lưu ý, lỗi sai thường gặp

Bước 4: Giải bài tập theo từng dạng, giải càng nhiều càng tốt, cứ mỗi bài bạn giải sai bạn sẽ phải xem hướng dẫn giải chi tiết từ đó so sánh chỗ sai của mình xem mình sai ở đâu? tại sao lại sai? trường hợp sai có bao nhiêu trường hợp?

Bước 5: Ghi chú lỗi sai vào sổ tay, nhớ liệt kê lỗi sai theo dạng toán 

Bước 6: Cuối kỳ mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ hoặc cuối kỳ thì lấy sổ tay ra đọc qua 1 lần và tiến hành giải đề, cứ lập lại liên tục trước khi thi sẽ giúp bạn tối đa hoá điểm số trong kỳ thi và đồng thời tránh rất nhiều lỗi sai mà mình đã gặp nếu gặp trong đề thi. 

Đó là quá trình mình ôn thi NHƯNG hiện tại có 1 hệ thống giúp bạn quản lý sổ tay như phương pháp ở trên cực kỳ hiệu quả đó là EXAMON

 

Hệ thống luyện thi Examon được thiết kế giống phương pháp học ở trên tối ưu hoá sổ tay giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn gấp 200%

Examon sẽ phân phối chương trình theo từng dạng toán mỗi một dạng toán sẽ có bài tập luyện, quá trình luyện của bạn sẽ được ghi vào sổ tay để AI Examon phân tích đánh giá bạn đang sai ở đâu, lỗi sai thường ở dạng bài tập nào? mức độ bài sai ở Nhận Biết - Thông Hiểu - Vận Dụng - Vận Dụng Cao từ đó Examon sẽ đề xuất các câu tương tự câu sai để bạn luyện tập đi luyện tập lại cứ như thế vòng lặp liên tục giúp học sinh cải thiện kỹ năng giải bài tập đồng thời bao quát tất cả các dạng toán thường sai tránh tối đa những sai sót lúc đi thi.

Ngoài ra hệ thống Examon định hướng học sinh học theo 3 tiêu chí:

1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng

2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này

3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.

Sơ đồ tối ưu hoá cải thiện Điểm số cho học sinh