Mở bài Người lái đò Sông Đà

Nguyễn Như Ý

Mở bài luôn là phần khó viết nhất đối với một bài văn. Có bạn chỉ cần 10 phút để viết phần này. Nhưng cũng có bạn cắn bút 30 phút mà chưa viết được.

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Mở bài số 1
  • 2. Mở bài số 2
  • 3. Mở bài số 3
  • 4. Học hiệu quả từ hôm nay cùng Examon

Hôm nay, hãy cùng  Examon tìm hiểu 3 cấu trúc viết mở Người lái đò Sông đà nhanh và hay nhất. Chỉ với 2 phút bạn đã hoàn thành mở bài Người lái đò sông đà một cách trọn vẹn. 

banner

1. Mở bài số 1

Chẳng biết từ khi nào, những dòng sông đã trở thành sợi thương, sợi nhớ, nhân lên thành tình yêu trong trái tim những người nghệ sĩ. Để rồi, tình yêu ấy gợi tình, gợi nhạc cho những câu hát; là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng những vần thơ; là làn gió ấm thổi vào từng áng văn chương. 

Và Nguyễn Tuân - người nghệ sĩ chân chính "suốt đời đi tìm cái đẹp" một cách nghiêm túc và khó tính cũng bị "đắm say" trước vẻ đẹp của dòng Đà giang, để rồi không kìm lòng mà viết nên tùy bút "Người lái đò Sông Đà". Viết về một dòng sông, nhưng trong áng văn của Nguyễn Tuân, đó là dòng sông có linh hồn và nhiều nét tính cách đối ngược nhau. 

Đó cũng là nguyên do, mà nó hung bạo chẳng kém gì con người lúc đương đầu với sóng gió, đặc biệt là đoạn đá bờ sông dựng vách thành hiểm trở và quãng mặt ghềnh Hát Loóng dữ dội.

2. Mở bài số 2

"Tác phẩm nghệ thuật chân chính" phải được dệt nên từ những điều độc đáo, làm nên dấu ấn riêng của nhà văn. Nói cách khác, "nhà văn phải có phong cách nghệ thuật, không trộn lẫn với bất kì ai” như vậy mới có thể tồn tại trên mảnh đất văn chương khắc nghiệt. 

Với Nguyễn Tuân, những trang viết luôn mang đậm dấu ấn của "một cái tôi cá nhân" đầy chất "ngông". Một cái "ngông" tài hoa, uyên bác chiếm lĩnh mọi vấn đề trên "phương diện duy mī". Với cách khám phá cái đẹp mới mẻ, độc đáo, tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn mở ra những cách nhìn nhận đặc biệt. 

Và qua tùy bút "Người lái đò sông Đà”, chúng ta lại có dịp được thấy cách khám phá vẻ đẹp con người của nhà văn Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám, cụ thể trong đoạn trích miêu tả ông lái đò vượt thạch trận và sau khi đã qua những con thác dữ.

3. Mở bài số 3

Một áng văn đẹp là áng văn không chỉ tỏa sáng trên trang viết mà còn phải chạm tới tư tưởng thẩm mĩ sâu sắc, khơi gợi được sự hứng thú, say mê thưởng thức nơi người đọc. "Người lái đò Sông Đà" của Nguyễn Tuân là một tác phẩm như thế. 

Với "Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân đã dồn hết bút lực để khắc họa và ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cực Tây Tổ quốc và tài năng xuất chúng, phi thường của người lao động bình dị trên nền núi sông hùng vĩ. 

Không chỉ cho thấy sự công phu trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh để tái tạo những kì công của tạo hóa, những kì tích lao động của con người, tùy bút "Người lái đò Sông Đà" còn thể hiện được nét đặc sắc trong việc miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân, đặc biệt là qua đoạn văn khắc họa vẻ đẹp vừa hung bạo, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình của sông Đà.

4. Học hiệu quả từ hôm nay cùng Examon

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ

Có bao giờ bạn tự hỏi tại điểm kiểm tra của mình thấp không?

Mình cũng từng bị như vậy và luôn hỏi tại sao suốt 1 thời gian dài và giờ mình đã tìm ra câu trả lời “Đó chính là phương pháp học không đúng".

Để học hiệu quả bạn nên làm những gì?

Đầu tiên nên thiết kế lộ trình bứt phá điểm số của mình như sau:

Bước 1:  Bạn cần có 1 cuốn sổ tay để ghi chú

Bước 2:  Bạn nên đọc hiểu rõ Phân phối chương trình môn mình muốn cải thiện 

Vd: Toán 10 CTST có PPCT như sau:

 

BÀI HỌC PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SGKTiết
CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC. TẬP HỢP7
Bài 1. Mệnh đề toán học3
Bài 2. Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp3
Bài tập cuối chương I1
CHƯƠNG II. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN6
Bài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn2
Bài 2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn3
Bài tập cuối chương II1

 

Bước 3:  Bạn tìm hiểu Chương I có bao nhiêu dạng bài tập, mỗi dạng phương pháp giải như thế nào?, những điểm cần lưu ý, lỗi sai thường gặp

Bước 4: Giải bài tập theo từng dạng, giải càng nhiều càng tốt, cứ mỗi bài bạn giải sai bạn sẽ phải xem hướng dẫn giải chi tiết từ đó so sánh chỗ sai của mình xem mình sai ở đâu? tại sao lại sai? trường hợp sai có bao nhiêu trường hợp?

Bước 5: Ghi chú lỗi sai vào sổ tay, nhớ liệt kê lỗi sai theo dạng toán 

Bước 6: Cuối kỳ mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ hoặc cuối kỳ thì lấy sổ tay ra đọc qua 1 lần và tiến hành giải đề, cứ lập lại liên tục trước khi thi sẽ giúp bạn tối đa hoá điểm số trong kỳ thi và đồng thời tránh rất nhiều lỗi sai mà mình đã gặp nếu gặp trong đề thi. 

Đó là quá trình mình ôn thi NHƯNG hiện tại có 1 hệ thống giúp bạn quản lý sổ tay như phương pháp ở trên cực kỳ hiệu quả đó là EXAMON

 

Hệ thống luyện thi Examon được thiết kế giống phương pháp học ở trên tối ưu hoá sổ tay giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn gấp 200%

Examon sẽ phân phối chương trình theo từng dạng toán mỗi một dạng toán sẽ có bài tập luyện, quá trình luyện của bạn sẽ được ghi vào sổ tay để AI Examon phân tích đánh giá bạn đang sai ở đâu, lỗi sai thường ở dạng bài tập nào? mức độ bài sai ở Nhận Biết - Thông Hiểu - Vận Dụng - Vận Dụng Cao từ đó Examon sẽ đề xuất các câu tương tự câu sai để bạn luyện tập đi luyện tập lại cứ như thế vòng lặp liên tục giúp học sinh cải thiện kỹ năng giải bài tập đồng thời bao quát tất cả các dạng toán thường sai tránh tối đa những sai sót lúc đi thi.

Ngoài ra hệ thống Examon định hướng học sinh học theo 3 tiêu chí:

1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng

2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này

3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.

Sơ đồ tối ưu hoá cải thiện Điểm số cho học sinh