Hiểu chi tiết tác phẩm "Người lái đò sông Đà"
Tác phẩm " Người lái đò sông Đà" là một biểu tượng của sự tôn vinh con người và thiên nhiên Việt Nam
Mục lục bài viết
Hiểu chi tiết về " người lái đò sông đà" giúp bạn đi sâu hơn về hình ảnh người lái đò cùng với sông đà, qua đó cảm nhận được sự hùng vĩ của thiên nhiên với sự dũng cảm, tài hoa của người lái đò. Sông đà được khắc họa dữ dội nhưng không kém phần thơ mộng, tạo nên bức tranh sống động và cuốn hút.

1. Hình tượng sông Đà
1.1. Khái quát
Lời đề từ cho thấy hai hình tượng cơ bản của tác phẩm là sông Đà và Người lái đò. Để làm nổi bật vẻ đẹp của NLĐSĐ, NT đã xây dựng hình tượng dòng sông như một cái phông, cái nền, trên đó chạm khắc con người anh hùng trí dũng, tài hoa.
Hai hình tượng dòng sông và con người soi chiếu vào nhau, bộc lộ đặc tính, khí chất qua nhau, nhờ đó mà hiện lên sinh động rõ nét
Sông nước quê hương đã chảy trên nhiều trang văn. Nhưng phải đến NT mới có con sông thực sự được nhìn như con người, có cuộc sống riêng, độc đáo có các tính riêng không trộn lẫn. Sông Đà có mặt từ đầu đến cuối tùy bút, được NT xây dựng như một sinh thể có tâm trạng, có tính cách với 2 đặc điểm nổi bật: hung bạo và trữ tình
1.2. Sông Đà hung bạo
a) Đoạn thứ nhất: Cảnh đá bờ sông dựng vách thành
- NT sử dụng những chi tiết thoạt đầu tưởng rất ngẫu nhiên nhưng có tác dụng làm nổi bật tính chất hiểm trở của SĐ: "mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời... Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia..."
- Độ hẹp của dòng sông tiếp tục được khắc họa bằng nghệ thuật so sánh: "Có vách đá thành chẹt lòng SĐ như một cái yết hầu". Sử dụng từ biểu cảm "chẹt" kết hợp với so sánh độc đáo "chẹt lòng SĐ như một cái yết hầu" có tác dụng gợi sự chèn hẹp của vách đá đối với dòng sông đến mức nghẹt thở
- Đặc biệt cảnh đá bờ sông dựng vách thanh được nhà văn NT khắc họa đầy ấn tượng thông qua liên tưởng bất ngờ, độc đáo: "Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đnưgs ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện"
+ Liên tưởng độc đáo đã kết nối với những sự vật xa nhau, thậm chí tương phản, đối lập nhau: ở chốn sông nước hoang vu liên tưởng đến chốn thành thị náo nhiệt với những ngõ phố, khung cửa sổ, tòa nhà cao tầng, đèn điện...
+ Tạo được ấn tượng tương phản về xúc giá: ngồi trên thuyền "đang mùa hè mà cảm thấy lạnh". Nhờ đó, truyền cho người đọc cảm giác rợn lạnh như chính mình đang đi qua quãng ấy
+ Tạo được ấn tượng mạnh về thị giác: "đứng ở hè một cái ngõ... tắt phụt đèn điện". Sử dụng từ không xác định "mấy" kết hợp vào từ "nào" tạo được cảm giác chới với của thị giác. Dường như cái nhìn của con người không vươn tới được đỉnh cao của vách đá.
Hay nói cách khác, độ cao cua vách đá được nhân lên qua cảm giác chới với của thị giác. Nhờ đó, người đọc thêm một lần hình dung rõ nét cảnh tượng hiểm trở của SĐ nơi đây
b) Đoạn thứ hai: Quãng mặt ghềnh Hát Lóong
- Sử dụng câu văn dài, nhịp ngắn: "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió" tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập như vừa xô đẩy, vừa hợp sức của sóng, gió và đá khiến cho cả ghềnh sóng như sôi lên, cuộn chảy dữ dằn, tạo nên một mối đe dọa thực sự đối với bất kì người lái đò nào " Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngữa bụng thuyền ra"
c) Đoạn thứ ba: Sự hung bạo được thể hiện ở nhưng "cái hút nước" "quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La"
- Sự hung bạo khủng khiếp của \(\mathrm{SĐ}\) được tái hiện từ các góc nhìn khác nhau.
+ Từ trên nhìn xuống mặt nước sông "giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu"
+ Từ dưới lòng sông nhìn ngược lên "thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào..."
- Được cảm nhận từ các vị thế trải nghiệm khác nhau, được cảm nhận bằng các giác quan khác nhau:
+ Vị thế của người quay phim "ngồi vào một cái thuyền thúng trong vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút \(\mathrm{S}\)..."
+ Vị thế của người xem phim "thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn..."
+ Được cảm nhận bằng các giác quan khác nhau: thị giác là những hình ảnh liên tưởng độc đáo và mới lạ (giếng bề tông, cánh quạ đàn...), thính giác: lúc thì "Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc", lúc thì "nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào"
- Được thể hiện qua những so sánh táo bạo mà chính xác tuyệt đối để cái hút nước hiện lên hung hãn, ghê rợn:
+ So sánh gợi hình ảnh: "cái hút nước giống như giếng bê tông... Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn..."
+ So sánh gợi âm thanh: "Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc"
+ So sánh gợi hình ảnh lẫn âm thanh: "những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào"
d) Thác đá sđà
Khi ở xa:
-sông đà: không chỉ hùng vĩ, dữ dội ở cảnh "đá bờ sông dựng vách thành", cảnh mặt ghềnh Hát Loóng "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm", cảnh những cái hút nước "xoáy tít đáy"... mà còn nguy hiểm ở trùng trùng điệp điệp những thác nước sđ
- Thác đá khi ở xa khi được cảm nhận bằng thị giác:
+ Sử dụng 4 tính từ "van xin", "khiêu khích", "gằn", "chế nhạo". Có thể nói, không như cách miêu âm thanh thông thường, với những từ ngữ chỉ âm thanh để miêu tả tiếng nước như ầm ầm, ào ào... mà nhà văn lại sử dụng nghệ thuật nhân hóa với những từ ngữ chỉ trạng thái, thái độ của con người để gán lên âm thanh tiếng nước thác.
Với cách miêu tả này, nhà văn đã đem lại cho người đọc cảm giác ở xa kia không còn là thác nước nữa, chờ đón con thuyền kia chính là kẻ thù số một của con người, hung hăng, đầy hiểm ác
*Khi lại gần:
- Mở đầu là câu văn ngắn "Tới cái thác rồi": khi cái thác hiện ra trước mắt nhà văn, như tiếng reo vừa ngỡ ngàng, thích thú, vừa hồi hộp, phấn khích, cảm giác gặp lại sông Đà như gặp lại cố nhân vậy
- Thác đá qua cảm nhận thị giác với cái nhìn khái quát "sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá"
+ Câu văn giúp chuunsg ta cảm nhân jđược cả độc cao của thác đá và tính chất của lòng sông. Để sóng bọt tung trắng xóa cả không gian, trước hết thác phải, thứ hai lòng sông phải toàn đá, có như vậy độ va đập khi nước chạm lòng sông mới làm văng lên những bọt nước, mới trắng xóa, che lấp cả tầm nhìn gần
+ Nhưng ấn tượng hơn cả là cụm từ "chân trời đá". Cụm từ này gợi lên hình ảnh thật kì vĩ, bằng góc nhìn ra xa, lên cao, đến tận cuối chân trời. Đó là thác đá, khúc ác hiểm nhất. Là chiến trường mà người lái đò phải chiến đấu để giành giật sự sống... Cùng với hình ảnh "chân trời đá"
- Biện pháp nhân hóa được sử dụng một cách đắc địa. Qua cảm nhận của nhà văn, Đà
1.3. Sông Đà trữ tình
- Trong tùy bút "NLĐSĐ", Nguyễn Tuân đã khắc họa hình tượng dòng sông trong sự đối lập dữ dội: vừa dữ dằn, hung bạo, vừa thi vị, trữ tình, đằm thắm.
- Nguyễn Tuân đã dành nhiều công phu để tìm hiểu dòng sông Đà. Không chỉ nhìn dòng sông ở góc nhìn gần thấp, ông còn quan sát con sông từ trên cao "Từ trên tàu đọc những cảm nhận trọn vẹn hơn về dòng sông Tây Bắc:
"Từ trên tàu bay mà nhìn xuống \(\mathrm{S}\), không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với NLĐSĐ"
+ Bằng nghệ thuật so sánh, nhà văn ví con sông Tây Bắc giống như "cái dây thừng ngoằn ngoèo". Cách miêu tả ấy đã tạc nên dáng hình một con sông uốn lượn quanh c khi chảy men theo những chân đồi, chân núi.
+ Miêu tả dòng sông qua góc nhìn lịch sử, Nguyễn Tuân còn đem đến cho người đọc một phát hiện thú vị mà không phải ai cũng tường tận: Sông Đà chính là "con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh "Núi cao sông hãy còn dài
- Năm năm báo oán đời đời đánh ghen'". Trang văn Nguyễn Tuân vì thế không chỉ cuồn cuộn dòng thác của sông chữ, mà còn ngồn ngộn kiến thức của sông đời. Ta bắt gặp nơi đây không chỉ là kiến thức của lịch sử mà còn là kiến thức địa lý, văn hóa, hội họa, điện ảnh, âm nhạc...
2. Hình tượng người lái đò
- Ngoại hình: Không nói về khuôn mặt mà chỉ tập trung miêu tả ngoại hình khỏe khắn đậm chất dân lao động với tay dài lêu nghêu, chân khuỳnh khuỳnh,...
- Công việc: là người lái đò trên sđà, hàng ngày đối mặt với sự sống và cái chết, chiến đấu với thủy quái hung ác
- Ông là người không chỉ dũng cảm kiên cường mà còn kaf người có lòng yêu nghề mãnh liệt. Dù trong hoàn cảnh nào, dù có bị thương ông vẫn "nén vết thương", tay "giữ mái chèo", chân "kẹp chặt lấy cuống lái"
- Ông còn là người dày dặn kinh nghiệm trong công việc. Người lái đò này nắm rất rõ từng luồng nước, từng vị trí đá vì đây là nơi ông đã đi lại hơn trăm lần, ông đã vượt qua không biết bao nhiêu nguy hiểm
- Là người bản lĩnh, mwuu trí trong từng cuộc chiến
+ Ở thạch trận đầu tiên: Ông rất bình tĩnh để đối mặt với chốn thác dữ. Ông nén lại vết thương, giữ tỉnh táo để chỉ huy cuộc chiến
+ Vừa qua cuộc chiến đầu tiên, ông chưa kịp nghỉ ngơi đã phải đổi chiến thuật chiến đấu với trùng vi thứ hai "không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luônvòng vây thứ hai và đổi chiến thuật. Nhờ kinh nghiệm của mình ông "nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước".
- Là người nghệ sĩ
+ Dù nguy hiểm nhưng ông không thích đi những con sông yên ả bằng phẳng mà ông thích chinh phục những khúc sông nguy hiêm, nhiều thác ghềnh sóng dữ.
+ Chỉ cần vượt qua nguy hiểm là ông sẽ về ngay với cuộc sống thường ngày với việc thổi lửa nướng cơm lam, đi tìm món ngon với cá dầm xanh, cá anh vũ,...
Ôn thi không học vẹt check
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao việc luyện đề lại quan trọng đến vậy không? Rất nhiều bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi luyện đề: Không phải mọi bộ đề đều giống nhau.
Nhiều bạn vẫn thường tìm kiếm và làm những bộ đề cũ kỹ, lỗi thời trên mạng mà không biết rằng chúng có thể không phản ánh chính xác chương trình học hay xu hướng ra đề mới nhất. Điều này không chỉ khiến bạn mất thời gian mà còn có thể dẫn đến những hiểu lầm về năng lực thực sự của mình đó nhé.

Luyện để đúng cách là phương pháp để bạn có thể nhận diện các dạng bài tập thường gặp, nắm vững phương pháp giải quyết hiệu quả và từ đó, nâng cao kỹ năng giải đề của mình. Với hệ thống đề được cập nhật liên tục và chính xác, Examon sẽ giúp bạn:
- Nhận diện các dạng bài thi quan trọng.
- Luyện tập với các phương pháp làm bài tối ưu.
- Thành thạo kỹ năng giải đề, sẵn sàng cho mọi kỳ thi.Dưới đây, Examon sẽ hướng dẫn bạn cách luyện đề hiệu quả với hệ thống đề củaExamon:
- Bước 1: Tạo và Đăng nhập tài khoản Đầu tiên, các bạn cần có một tài khoản Examon. Chỉ với vài thao tác đăng ký nhanh chóng, bạn đã sẵn sàng cho hành trình chinh phục kiến thức!
- Bước 2: Tiếp theo, hãy chọn lớp học, môn học mà bạn muốn luyện và khu vực bạn đang sống đeื̉ Examon cung cấp đề thi phù hợp nhất với bạn.
- Bước 3: Lựa chọn đề thi và Bắt đầu luyện, Examon có hai chế độ: Luyện tập để bạn làm quen và Thi thử để kiểm tra năng lực. Hãy chọn một đề thi phù hợp và bắt đầu luyện!
- Bưởc 4: Khi làm bài, hãy tập trung và nghiêm túc như thể bạn đang ở trong phòng thi thật sự. Đây là cơ hội để rèn luyện sự tự tin và kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.
- Bước 5: Nhận điểm và Phân tích kết quả sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được điểm số ngay lập tức cùng với lời giải chi tiết cho từng câu hỏi, giúp bạn hiểu rõ mình cần cải thiện ở đâu.
Tham khảo ngay bộ đề được biên soạn đặc biệt bám sát \(99.9 \%\) đề tham khảo kỳ thi THPT năm 2024 của Examon ngay!