5 mẫu mở bài ấn tượng-Người lái đò sông Đà

Lê Thúy Hoài

Việc học tập là không ngừng nghỉ, vì thế hãy luôn giữ cho mình tinh thần ấy cùng Examon để khám phá các mở bài ấn tượng này nha.

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Hiểu được cách làm mở bài
  • 2. Mở bài Phân tích thứ vàng mười
  • Thử thách với hệ thống học mới

Nguyễn Tuân với phong cách văn chương tinh tế đã tạo nên kiệt tác Người lái đò sông Đà. Đặc biệt Nguyễn Tuân đã sử dụng tài năng của mình để làm rạng rỡ thêm hai hình ảnh độc nhất đó là người lái đò và sông Đà. 

banner

1. Hiểu được cách làm mở bài

1. Mở bài bằng câu hỏi:

- Cách viết: Đặt câu hỏi để thu hút sự chú ý của người đọc và dẫn dắt vào chủ đề.

- Ví dụ: "Bạn đã bao giờ tự hói rằng có một người lái đò nào dám đối mặt với những con sóng cuồng nộ và những ghềnh thác hiểm nguy chưa? 'Người lái đò sông Đà' của Nguyễn Tuân sẽ đưa chúng ta vào một hành trình kỳ thú qua dòng sông Đà hùng vĩ, nơi lòng dũng cảm và trí tuệ của con người được thử thách đến tột cùng."

2. Mở bài bằng trích dẫn:

- Cách viết: Sử dụng một câu trích dẫn nổi tiếng hoặc một đoạn văn trong tác phẩm để khởi đầu.

- Ví dụ: "Nguyễn Tuân từng viết: 'Sông Đà hung bạo mà trữ tình, như một con người có hai mặt trái ngược.' Chính câu nói này đã mở ra trước mắt chúng ta một bức tranh sống động về dòng sông Đà và người lái đò, qua tác phẩm 'Người lái đò sông Đà'."

3. Mở bài bằng một hình ảnh sống động:

- Cách viết: Miêu tả một hình ảnh ấn tượng để gây sự chú ý.

- Ví dụ: "Dòng sông Đà cuồn cuộn sóng nước, những ghềnh đá nhọn hoắt và những đợt sóng bạc đầu như muốn nuốt chửng con thuyền nhỏ bé. Guửa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, hình ảnh người lái đò hiện lên như một vị anh hùng, dũng cám và tài trí, vượt qua mọi thử thách hiểm nguy."

4. Mở bài trực tiếp

Cách này đi thẳng vào vấn đề chính của tác phẩm, giúp người đọc nắm bắt ngay nội dung mà bạn sẽ phân tích.

Ví dụ: Nguyễn Tuân, nhà văn bậc thầy của văn học Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm qua tác phẩm "Người lái đò sông Đà". Với ngòi bút tài hoa, ông đã khắc họa hình ảnh người lái đò dũng cảm đối mặt với dòng sông Đà hung bạo, tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động và đầy thách thức.

5. Mở bài gián tiếp

Bắt đầu bằng những câu chuyện, sự kiện hoặc tình huống liên quan đến chủ đề chính để dẫn dắt người đọc vào bài viết.

Ví dụ: Thiên nhiên luôn là một thử thách lớn đối với con người, từ những cơn bão dữ dội đến những con sóng biển cuồng nộ. Trong văn học, nhiều tác phẩm đã khắc họa cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giửa con người và thiên nhiên.

 Nguyễn Tuân, với "Người lái đò sông Đà", đã thêm vào kho tàng văn học Việt Nam một câu chuyện về sự dũng cám và tài trí của người lái đò trên dòng sông Đà hung bạo.

6. Mở bài so sánh

So sánh tác phẩm với những tác phẩm khác, hoặc so sánh nhân vật trong tác phẩm với những nhân vật tương tự để tạo ra sự kết nối và làm nởi bật chủ đề.

Ví dụ: Nếu như Santiago trong "The Old Man and the Sea" của Ernest Hemingway chiến đấu với biển cả để khẳng định sức mạnh và lòng kiên trì, thì người lái đò trong "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân lại đối mặt với dòng sông Đà hung bạo bằng sự dũng cảm và tài năng.

Cả hai tác phẩm đều tôn vinh sức mạnh con người trước thiên nhiên khắc nghiệt.

2. Mở bài Phân tích thứ vàng mười

Mở bài mẫu 1

Tây Bắc thật hùng vĩ với vẻ đẹp quý giá của thiên nhiên, nhưng con người còn quý giá hơn khi chinh phục được thiên nhiên. Chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà được nhà văn diễn tả thành công khi khắc họa nên hình tượng người lái đò.

 

Mở bài mẫu 2

" Người lái đò sông đà" là thiên tùy bút rút trong tập " Sông Đà " ( 1960 ) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958. Trong chuyến đi này, tác giả đã có cơ hội sống với những khoảnh khắc thân thuộc nhất, hào hứng nhất của người nghệ sĩ trong ông.

Ông cảm nhận được " thứ vàng mười đã qua thử lửa" của những người lao động bình dị trên miền sông nước hùng vĩ và thơ mộng.

Thật đúng khi cho rằng " thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội", mà điển hình, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, là hình tượng người lái đò vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sĩ tài ba trong nghề của mình.

Mở bài mẫu 3

Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam. Bài tùy bút có chất văn độc đáo, mới lạ được sáng tạo nên từ ngòi bút tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân

Qua "Người lái đò sông Đà", ta thấy hiện lên hình ảnh một con sông đà với vẻ hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng không kém phần thơ mộng lãng mạn, mà tổng thể dường như con sông ấy cũng như có linh hốn, một tâm hồn sôi động bao bọc bên ngoài cái vẻ dịu dàng tiềm ẩn tựa một con người đang sống vậy.

Trong văn bản sự xuất hiện của hình tượng ông lái đò được Nguyễn Tuân dành tặng cho một danh xưng hết sức thú vị "chất vàng mười Tây Bắc", thể hiện cái sự trân trọng, ngưỡng mộ mà tác giả dành cho ông lái đò trong công cuộc lao động mưu sinh, rất đỗi anh hùng, nghệ sĩ.

Mở bài mẫu 4

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tài hoa, uyên bác bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có phong cách nghệ thuật rất độc đáo. Nguyễn Tuân có sở trường về thể loại tùy bút. Tùy bút " Người lái đò sông đà" là một trong những tác phẩm đặc sắc kết tinh được phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, được in trong tập "sông đà" ( 1960 )

Tác phẩm này là kết quả của một cuộc hành trình lớn mà Nguyễn Tuân tìm đến Tây Bắc để tìm kiếm "thứ vàng mười đã qua thử lửa" của thiên nhiên và thứ vàng mười của con người lao động. Ở tùy bút này, ngoài hình tượng dòng sông Đà, hình tượng ông lái đò cũng là một hình tượng đặc sắc mang dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân.

Thử thách với hệ thống học mới

Việc đi học thêm 1 lớp có 30 hs nhưng chỉ học duy nhất 1 bộ giáo trình là khó cho giáo viên vì mỗi học sinh đều có 1 năng lực khác nhau có học sinh giỏi TícH PHÂN yếu XÁC SUẤT như Vậy học sinh đi học thêm sẽ mất cả X2 thời gian là điều không cần thiết, thay vì mình dùng \(1 / 2\) time tiết kiệm luyện thêm 1 phần VECTƠ giúp học sinh rút ngắn thời gian luyện tập và tăng hiệu quả học.

Với nỗi băn khoăn ấy đội ngũ founder Examon đã xây dựng nên 1 sản phẩm hỗ trợ học hiệu quả và cá nhân hóa việc học đến từng năng lực học sinh, cùng với sự hỗ trợ Gia sư Al sẽ giúp hs có trải nghiệm học tức thì và cải thiện ĐIỂM SỐ nhanh \(200 \%\)

Sơ đồ tối ưu hoá cải thiện Điểm số cho học sinh

Hệ thống Examon thiết kế hỗ trợ người học với 3 tiêu chí sau:

1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng quyết định

2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này

3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.

Từ tiêu chí số \(\mathbf{3}\) Học từ lỗi sai đội ngũ chuyên môn đã nghiên cứu cách học và phát triển thành công công nghệ Al Gia sư Toán Examon với tính năng vượt trội hỗ trợ người học trong quá trình làm bài tập trên hệ thống đề thi Examon, 

gia sư Al sẽ ghi lại tất cả các lối sai của bạn đưa vể hệ thống trung tâm dữ liệu để phân tích nhằm phát hiện năng lực của từng học sinh từ đó đưa ra các đề xuất bài tập phù hợp với từng cá nhân nhằm giúp người học rút ngắn thời gian luyện tập những kiến thức bị hỏng hoặc yếu nhất của mình tiến đến cải thiện kỹ năng làm bài thi giúp nhanh cán mốc ĐIÊM SỐ mình mơ ước.

NHỮNG Lợı ÍCH MÀ HỆ THỐNG CÁ NHÂN HÓA VIỆC HỌC CỦA EXAMON MANG LẠ

1: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng Tự học: 1 kỹ năng sẽ sử dụng cho việc phát triển bản thân suốt đời

2: Giúp học sinh hình thành Tư duy giải bài trước khi giải: Đây là kỹ năng giải quyết vấn đề giúp hs tự tin và có chính kiến của riêng mình

3: Công nghệ Al phân tích năng lực học sinh đề xuất hs Luyện tập những chỗ sai rút ngắn thời gian cải thiện điểm số: Hệ thống Al bên dưới giúp phát hiện năng lực học sinh một cách chính xác từ đó có kế hoạch cải thiện năng lực nhanh chóng