3 Mở bài Tây Tiến hay giúp bài văn đạt 9+
Quang Dũng - là nhà thơ thành công bậc nhất trong thời kỳ trước cách mạng tháng tám. Cùng tìm hiểu phân tích tác phẩm Tây Tiến để hiểu hơn về ông nhé!
Mục lục bài viết
Quang Dũng - người nghệ sĩ đa tài, ông được biết đến với phong cách nghệ thuật độc đáo. Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình; thơ ông giàu chất nhạc, chất họa.
Tây Tiến - một trong những tác phẩm quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới . Việt bạn có đạt điểm cao hay không đều phụ thuộc vào mở bài của bạn như thế nào. Vậy bạn đã biết cách viết mở bài để đạt điểm cao trong bài Tây Tiến chưa. Nếu chưa thì hãy cùng Examon tìm hiểu nhé.
1. Nội dung khái quát
1.1 Tác giả
Nhà thơ Quang Dũng (1921-1988):
-Bùi Đình Dậu . Quê ở làng Phượng Trì, Huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
-Sau Cách mạng tháng Tám,1945, tham gia quân đội.
-Sau 1954, làm biên tập viên Nhà xuất bản Văn học.
-Nghệ sĩ đa tài: thơ, văn, nhạc, hoạ.
-Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
-Năm 2001, được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
-Tác phẩm chính: Mây đầu ô (thơ-1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyền thơ văn-1988)
1.2 Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác:
-Mùa xuân năm 1947, Binh đoàn Tây Tiến được thành lập. Đơn vị này có đặc điểm:
+ Phần lớn là thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội.
+ Đóng quân và hoạt động trên một địa bàn khá rộng, gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền tây Thanh Hoá và cả Sầm Nưa (Lào), có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền tây Bắc Bộ.
+ Rất lạc quan, hào hùng, hào hoa, mặc dù vô cùng gian khổ, thiếu thốn về vật chất, nhiều người bị sốt rét, hi sinh vì ốm đau.
- Cuối năm 1948, đại đội trưởng Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị chưa được bao lâu, tại làng Phù Lưu Chanh (thuộc tỉnh Hà Đông cũ), ông viết bài thơ " Nhớ Tây Tiến". Khi in lại, ông đổi tên bài thơ là "Tây Tiến".
- Cảm xúc chủ đao, cảm hứng chủ đao:
-Cảm xúc chủ đạo: Nỗi nhớ máu thịt và lòng tự hào chân thành về người lính Tây Tiến- đồng đội của nhà thơ.
-Cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng lãng mạn về người lính Tây Tiến rất bi nhưng rất hùng, rất hào hoa, lãng mạn; về núi rừng Tây Bắc dữ dội, hiểm trở nhưng rất mĩ lệ, mộng thơ.
- Đặc sắc nghê thuât:
- Về hình ảnh: Đa dạng, phong phú, giàu sắc thái thẩm mĩ.
+ Thiên nhiên: Vừa hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở, vừa thơ mộng, mĩ lệ.
+ Người lính: Vừa bi, vừa tráng, vừa lãng mạn, hào hoa.
- Về ngôn ngữ:
+ Phối hợp nhiều sắc thái phong cách với những lớp từ vựng đặc trưng: ngôn ngư trang trọng, cổ kính và ngôn ngữ thông tục, sinh hoạt.
+ Kết hợp từ mới lạ, tạo nghĩa mới, sắc thái mới.
+ Sử dụng các địa danh vừa cụ thể, vừa gợi sự hấp dẫn.
- Về giọng điệu: Đa dạng, hợp trạng thái cảm xúc.
+ Giọng tha thiết, bồi hồi ( tiểng gọi, lời cảm thán...)
+ Giọng hồn nhiên tươi vui ( đêm liên hoan )
+ Giọng bâng khuâng man mác (chiều sương Châu Mộc )
+ Giọng trang trọng, bi tráng (cái chết, cái hào hùng )
2. 3 mở bài gián tiếp
2.1 Mở bài 1
Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử.
Và "Tây Tiến” là 1 trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian
2.2 Mở bài 2
Tôi đọc Tây Tiến bao lần, lần nào cũng nguyên cái cảm giác đang bước trong một chốn sơn lâm mà sương khói vệ quốc, đốt lửa trận mạc thuở nào vẫn in nguyên trên từng góc rừng nẻo suối. Mọi thứ ở đó vừa đối chọi gay gắt, vừa hòa hợp lạ lùng: hiểm trở mà hùng ví, hoang dã mà thơ mộng, man dại mà yêu kiều, bi thương mà hùng tráng, … Đã bước vào thật khó ra. Sự hòa điệu táo bạo ấy phải chăng là vẻ đẹp thi ca rất Quang Dũng của bài thơ này.
Trong lần in thứ hai, Quang Dũng đã tước bớt đi chữ "nhớ" ở nhan đề, tên bài thơ thơ mới còn như hiện nay là "Tây Tiến". Có lẽ, không chỉ vì thấy thừa, mà còn có lý do khác: sợ lộ và hẹp. Có cần phải phơi lộ nỗi nhớ vốn chan chưa khắp toàn bài lên ngay cái nhan đề hay không? Chả cần, đọc vào, sẽ thấy. Thêm chữ, lắm khi làm hẹp nghĩa, hẹp tầm. "Nhớ Tây Tiến" là cái tựa đề có vẻ khuôn mẫu vào loại nỗi niềm có phần riêng tây.
Còn "Tây Tiến" xem ra đã khái quát hơn, lại kiêu hùng hơn. Nó như muốn thâu tóm cả đất trời Tây Tiến, cả cuộc hành binh Tây Tiến vào một bức tranh toàn cảnh chưa cả thiên nhiên cùng trận mạc. Mà thực là như vậy, quy mô Tây Tiến có thể không lớn, nhưng tính chất của nó thì có khác nào một cuộc vạn lí trường chinh.
Đến nay, qua bao thăng trầm, Tây Tiến đã chứng tỏ: tự nó là một thế giới nghệ thuật nguyên vẹn, thế giới thăng trầm ấy sẽ còn lưu giữ được lâu dài bầu khí quyển lịch sử của cái thuở ban đầu dân quốc ấy
2.3 Mở bài 3
Không biết từ bao giờ những con sóng ào ạt từ sông, từ biển đã tròn lăn chạm vào trái tim của người nghệ sĩ. Nếu Nguyễn Khuyến thổi vào gợn sóng biếc hơi thở của một mùa thu trong veo, Huy Cận vẽ sóng Tràng Giang bằng những dòng thơ hiu hắt của một kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc thì nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khoác lên những con sóng bạc đầu tấm áo tình yêu nồng nàn, vĩnh cửu bằng một hồn thơ đắm say, cháy bỏng.
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang nước sôi lửa bỏng, vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy trong tình yêu của người con gái được Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ “Sóng” ngời sáng như một hòn ngọc báu của Văn chương.
3. Phương pháp luyện đề thần tốc
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ [TÂY TIẾN]
Có bao giờ bạn tự hỏi tại điểm kiểm tra của mình thấp không?
Mình cũng từng bị như vậy và luôn hỏi tại sao suốt 1 thời gian dài và giờ mình đã tìm ra câu trả lời “Đó chính là phương pháp học không đúng".
Để học hiệu quả bạn nên làm những gì?
Đầu tiên nên thiết kế lộ trình bứt phá điểm số của mình như sau:
Bước 1: Bạn cần có 1 cuốn sổ tay để ghi chú
Bước 2: Bạn nên đọc hiểu rõ Phân phối chương trình môn mình muốn cải thiện
Vd: Toán 10 CTST có PPCT như sau:
BÀI HỌC PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SGK | Tiết |
CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC. TẬP HỢP | 7 |
Bài 1. Mệnh đề toán học | 3 |
Bài 2. Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp | 3 |
Bài tập cuối chương I | 1 |
CHƯƠNG II. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN | 6 |
Bài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn | 2 |
Bài 2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn | 3 |
Bài tập cuối chương II | 1 |
Bước 3: Bạn tìm hiểu Chương I có bao nhiêu dạng bài tập, mỗi dạng phương pháp giải như thế nào?, những điểm cần lưu ý, lỗi sai thường gặp
Bước 4: Giải bài tập theo từng dạng, giải càng nhiều càng tốt, cứ mỗi bài bạn giải sai bạn sẽ phải xem hướng dẫn giải chi tiết từ đó so sánh chỗ sai của mình xem mình sai ở đâu? tại sao lại sai? trường hợp sai có bao nhiêu trường hợp?
Bước 5: Ghi chú lỗi sai vào sổ tay, nhớ liệt kê lỗi sai theo dạng toán
Bước 6: Cuối kỳ mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ hoặc cuối kỳ thì lấy sổ tay ra đọc qua 1 lần và tiến hành giải đề, cứ lập lại liên tục trước khi thi sẽ giúp bạn tối đa hoá điểm số trong kỳ thi và đồng thời tránh rất nhiều lỗi sai mà mình đã gặp nếu gặp trong đề thi.
Đó là quá trình mình ôn thi NHƯNG hiện tại có 1 hệ thống giúp bạn quản lý sổ tay như phương pháp ở trên cực kỳ hiệu quả đó là EXAMON
Hệ thống luyện thi Examon được thiết kế giống phương pháp học ở trên tối ưu hoá sổ tay giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn gấp 200%
Examon sẽ phân phối chương trình theo từng dạng toán mỗi một dạng toán sẽ có bài tập luyện, quá trình luyện của bạn sẽ được ghi vào sổ tay để AI Examon phân tích đánh giá bạn đang sai ở đâu, lỗi sai thường ở dạng bài tập nào? mức độ bài sai ở Nhận Biết - Thông Hiểu - Vận Dụng - Vận Dụng Cao từ đó Examon sẽ đề xuất các câu tương tự câu sai để bạn luyện tập đi luyện tập lại cứ như thế vòng lặp liên tục giúp học sinh cải thiện kỹ năng giải bài tập đồng thời bao quát tất cả các dạng toán thường sai tránh tối đa những sai sót lúc đi thi.
Ngoài ra hệ thống Examon định hướng học sinh học theo 3 tiêu chí:
1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng
2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này
3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.