3 cặp mở - kết Người lái đò sông Đà hay nhất
Một cặp đôi luôn đi có mặt xuyên suốt các tác phẩm nghị luận văn học của chúng ta đó chính là mở bài và kết bài.
Mục lục bài viết
Bằng hình ảnh con sông Đà qua lời kể của Nguyễn Tuân đầy sống động và kết thúc bằng chi tiết hiền hòa dịu dàng trong buổi chiều tà là nét đặc trưng của Người lái đò sông Đà.
Có rất rất nhiều cách để mở và kết cho một tác phẩm, tuy nhiên bạn cần có sự chọn lọc thật cẩn thận và dưới đây là những ý tưởng thú vị mà bạn học sinh nên tham khảo về tác phẩm người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

1. Cặp mở - kết 1
1.1. Mở bài 1
Người lái đò sông Đà là kết quả cho nhiều dịp đến với thiên nhiên Tây Bắc của nhà văn, đặc biệt là trong chuyến đi thực tế vào năm 1958.
Đây là một trong số 15 bài tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân được in trong tập Sông Đà, năm 1982 khi được in lại trong tập 2 bộ Tuyển tập của Nguyễn Tuân, tác giả đã sửa đổi tên tùy bút thành người lái đò sông Đà.
1.2. Kết bài 1
Nguyễn Tuân đã mang đến cho nền văn học nước nhà một kiệt tác vô cùng độc đáo, một phong các nghệ thuật riêng biệt, uyên bác, tài hoa.
Khép lại những trang văn của tùy bút "Người lái đò sông Đà", ta vẫn không nguôi cảm xúc lâng lâng trong tâm hồn mình. Có chăng, đó là những điều đẹp đẽ nhất mà văn học Việt Nam đã mang lại, khơi gợi trong lòng mình những cảm xúc thẩm mỹ vô cùng lớn.
Thật cảm ơn NT, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp để nâng niu những giá trị vững bền của đời sống lao động của dân tộc.
2. Cặp mở - kết 2
2.1. Mở bài 2
Nguyễn Tuân được mệnh danh là một cây bút vô cùng tài hoa, uyên bác, cả đời luôn say sưa tìm kiếm cái đẹp trong cuộc sống. Ông có sở trường là thể loại tùy bút.
Một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của ông phải kể đến tùy bút "Người lái đò sông Đà". Tác phẩm dường như đã khắc họa lên vẻ đẹp phong phú vừa hung bạo lại vừa trữ tình của con sông Đà, qua đó ca người người lái đò hết sức giản dị mà lại kì vĩ trên dòng sông.
2.2. Kết bài 2
Bằng ngòi bút vô cùng tài hoa, tinh tế, Nguyễn Tuân đã tạo nên những trang văn đẹp cả về hình thứ và tư tưởng. Tác phẩm được tạo nên từ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, tha thiết.
Không chỉ ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ của quê hương đất nước mà còn khẳng định sự lớn lao, sức mạnh phi thường của những con người bình thường trong hành trình chinh phục thiên nhiên.
3. Cặp mở - kết 3
3.1. Mở bài 3
Tác phẩm Người lái đò sông Đà là một bút ký chứa đầy sáng tạo, tiêu biểu cho phong cách độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân sau giai đoạn cách mạng tháng tám.
Uyên bác, tài hoa và không quản khó khăn vất vả để mang đến những dòng bút ký, đậm cảm xúc chân thực, sức liên tưởng đa dạng cho người đọc và người nghe cảm nhận được một tâm hồn đang khao khát hòa nhập vào nhịp động phát triển của đất nước và của cuộc đời.
3.2. Kết bài 3
Tuỳ bút "Người lái đò sông Đà” còn chính là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.
Tác phẩm đặc sắc này không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà dường như còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây.
Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân đã có thể bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gá́n bó tha thiết với non sông Việt.
4. Cặp mở - kết 4
4.1. Mở bài 1
"Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học" (Tố Hữu).
Chất liệu hiện thực đời sống luôn là cảm hứng bất tận cho những người nghệ sĩ. Và chẳng biết từ khi nào, những dòng sông đã trở thành sợi thương, sợi nhớ, ngân lên thành tình yêu trong trái tim người nghệ sĩ.
Để rồi, tình yêu ấy gợi tình, gợi nhạc cho những câu hát, là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng những hồn thơ, là làn gió ẩm thổi vào từng án văn chương.
Và NT - người nghệ sĩ chân chính "suốt đời đi tìm cái đẹp" một cách nghiêm túc cũng bị đắm say trước vẻ đẹp của Đà giang, để rồi không kìm lòng được mà viết nên tùy bút "NLĐSĐ".
Viết về một dòng sông, những trong ánh văn của Nguyễn Tuân, đó là dòng sông có linh hồn và nhiều nét tính cách đối ngược nhau, vừa hung bạo vừa thơ mộng.
4.2. Kết bài 2
Kết thúc hành trình khám phá dòng đà giang, nhà văn NT trong tùy bút NLĐSĐ của mình đã mang đến một diện mạo, một hình tượng thực toàn diện, thực đẹp đẽ về dòng sông đà, đó là con sông có cá tính mạnh mẽ mà hiểm ác bắt nguồn từ rừng già Trường Sơn.
Đó cũng là dòng sông trữ "tuôn dài như một áng tóc trữ tình" cùng sắc nước thay đổi theo mùa "Mùa xuân xanh màu ngọc bích", mùa thu nước sông "lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu". Không chỉ xây dựng lên hình tượng dòng sông đẹp đẽ và mới lạ, tùy bút của Nguyễn Tuân còn khắc họa chân dung vẻ đẹp của người lái đò trí dũng, nghệ sĩ trong chính công việc của mình.
5. Cặp mở - kết 5
5.1. Mở bài 5
"Tây Bắc ư?
Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
"Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58 - 60 khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn, nhà thơ đến với nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm hứng mới.
Ta từng biết đến Tô Hoài với tập truyện "Tây Bắc", hay Nguyễn Khải cũng từng xôn xao lòng mình với "Mùa Lạc" thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập "Tùy bút sông Đà" với linh hồn là bài ký "Người lái đò sông Đà".
Là một nhà văn theo chủ nghĩa xê dịch, dấu chân của ông đã đi khắp mảnh đất hình chữ \(\mathrm{S}\) này, nhưng ông chọn Tây Bắc là nơi ra đời cho đứa con tinh thần của mình. Là bởi chỉ có nơi đây mới thỏa mãn nhãn quang sáng tác của ông.
"Tùy bút sông Đà" là những trang văn được viết bằng ngôn ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội, hoặc cảnh thiên nhiên đẹp đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp lánh giữa vẻ đẹp ấy là hình ảnh con sông Đà hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.
5.2. Kết bài 5
Trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là msao có thể thiếu đi bóng dáng con người. Thiên nhiên càng rộng lớn, hùng vĩ, dữ dội bao nhiêu thì càng làm nổi bật lên vẻ đẹp trí tuệ tài hoa của con người lao động.
Trong bài văn, tác giả đã sáng tạo ra hình tượng "ông lái đò" đây là hình ảnh biểu trưng cho người lao động cần cù chăm chỉ nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ, can đảm khi sẵn sàng đối đầu với thiên nhiên hung tợn trong một cuộc chiến không cân sức.
Con sông Đà bỗng chốc trở thành kẻ thù số một, người lái đò thật nhỏ bé giữa thiên nhiên. Tuy nhiên họ vẫn bộc lộ được sự mưu trí, tài hoa nghệ sĩ của mình.
Điểm nổi trội tại Examon
Việc đi học thêm 1 lớp có 30 hs nhưng chỉ học duy nhất 1 bộ giáo trình là khó cho giáo viên vì mỗi học sinh đều có 1 năng lực khác nhau có học sinh giỏi TíCH PHÂN yếu XÁC SUẤT như vậy học sinh đi học thêm sẽ mất cả X2 thời gian là điều không cần thiết, thay vì mình dùng \(1 / 2\) time tiết kiệm luyện thêm 1 phần VECTƠ giúp học sinh rút ngắn thời gian luyện tập và tăng hiệu quả học.
Với nỗi băn khoăn ấy đội ngũ founder Examon đã xây dựng nên 1 sản phẩm độc nhất vô nhị hỗ trợ học hiệu quả và cá nhân hóa việc học đến từng năng lực học sinh, cùng với sự hỗ trợ Gia sư Al sẽ giúp hs có trải nghiệm học tức thì và cải thiện ĐIỂM SỐ nhanh \(200 \%\)
Hệ thống Examon thiết kế hỗ trợ người học với 3 tiêu chí sau:
TC 1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng quyết định
TCí 2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này
TC3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.
Từ tiêu chí số \(\mathbf{3}\) Học từ lỗi sai đội ngũ chuyên môn đã nghiên cứu cách học và phát triển thành công công nghệ Al Gia sư Toán Examon vơii tính năng vượt trội hỗ trợ người học trong quá trình làm bài tập trên hệ thống đề thi Examon.
Gia sư Al sẽ ghi lại tất cả các lỗi sai của bạn đưa về hệ thống trung tâm dữ liệu để phân tích nhằm phát hiện năng lực của từng học sinh từ đó đưa ra các đề xuất bài tập phù hợp với từng cá nhân nhằm giúp người học rút ngắn thời gian luyện tập những kiến thức bị hỏng hoặc yếu nhất của mình tiến đến cải thiện kỹ năng làm bài thi giúp nhanh cán mốc Số Điểm mình mơ ước.
