Ứng dụng cấp số nhân trong thực tế
Hãy cùng Examon tìm hiểu ứng dụng cấp số nhân trong thực tế nhé.
Mục lục bài viết
Toán học bắt nguồn từ thực tiễn và mọi lí thuyết toán học dù trừu tượng đến đâu cũng đều tìm thấy ứng dụng của chúng trong thực tế cuộc sống. Trong những năm gần đây, theo xu thế mới trong kỳ thi THPT Quốc gia đối với bộ môn Toán, số lượng các câu hỏi mang tính vận dụng thực tiễn ngày càng nhiều. Điều này gây ra những khó khăn nhất định cho các em học sinh khi làm bài thi môn Toán, kể cả những học sinh khá giỏi.
Hơn nữa, số lượng các câu hỏi thực tế vận dụng kiến thức “Cấp số nhân” trong đề thi tương đối nhiều. Do đó, Examon đã tổng hợp lý thuyết và bài tập thực tế về cấp số nhân dể giúp cho các bạn học sinh vượt qua các kì kiểm tra.
1. Lý thuyết
1.1 Định nghĩa cấp số nhân
Cấp số nhân là một dãy số (hữu hạn hoặc vô hạn ), trong đó kể từ số hạng thứ hai, mỗi số hạng đều là tích của số hạng đứng ngay trước nó nhân với một số không đổi \(q\). Số \(q\) được gọi là công bội của cấp số nhân.
Nếu \(\left(u_{n}\right)\) là cấp số nhân với công bội \(q\), ta có công thức truy hồi
\[u_{n+1}=u_{n} \cdot q \text { với } n \in N^{*}\]Đặc biệt :
Khi \(q=0\) thì cấp số nhân có dạng \(u_{1}, 0,0,0, \ldots, 0, \ldots\)
Khi \(q=1\) thì cấp số nhân có dạng \(u_{1}, u_{1}, u_{1}, \ldots, u_{1}, \ldots\)
Khi \(u_{1}=0\) thì cấp số nhân có dạng \(0,0,0,0, \ldots, 0, \ldots\)
1.2 Số hạng tổng quát
Nếu cấp số nhân \(\left(u_{n}\right)\) có số hạng đầu \(u_{1}\) và công bội \(q\) thì số hạng tổng quát \(\left(u_{n}\right)\) được xác định bởi công thức : \(u_{n}=u_{1} \cdot q^{n-1}\) với \(n \geq 2\)
1.3 Tổng n số hạng của một cấp số nhân
Cho cấp số nhân \(\left(u_{n}\right)\) với công bội \(q \neq 1\).
Đặt \(S_{n}=u_{1}+u_{2}+\ldots+u_{n}\).
Khi đó \(S_{n}=\frac{u_{1} \cdot\left(1-q^{n}\right)}{1-q}\)
2. Ứng dụng của cấp số nhân để giải các bài toán thực tế
2.1 Ứng dụng cấp số nhân trong sinh học
- Tính tống số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN (Gen).
- Khi gen nhân đôi một lần .
\[\begin{array}{l}\mathrm{N}_{\mathrm{mt}}=\mathrm{N}_{\text {gen }} \\\mathrm{A}_{\mathrm{mt}}=\mathrm{T}_{\mathrm{mt}}=\mathrm{A}_{\text {gen }}=\mathrm{T}_{\text {gen }} \\\mathrm{G}_{\mathrm{mt}}=\mathrm{X}_{\mathrm{mt}}=\mathrm{G}_{\mathrm{gen}}=\mathrm{X}_{\mathrm{gen}}\end{array}\]- Khi gen nhân đôi k lần thì sẽ̃ có:
\(\mathrm{N}_{\mathrm{mt}}=\mathrm{N} \cdot\left(2^{\mathrm{k}}-1\right)\)
\(\mathrm{A}_{\mathrm{mt}}=\mathrm{T}_{\mathrm{mt}}=\mathrm{T}\left(2^{\mathrm{k}}-1\right)=\mathrm{A}\left(2^{\mathrm{k}}-\right.\)1)
\(\mathrm{G}_{\mathrm{mt}}=\mathrm{X}_{\mathrm{mt}}=\mathrm{G}\left(2^{\mathrm{k}}-1\right)=\mathrm{X}\left(2^{\mathrm{k}}-\right.\)1)
- Tính tổng số liên kết H hình thành và phá vỡ trong quá trình nhân đôi ADN (Gen)
- Tổng số liên kết H bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi \(\mathrm{k}\) lần :
\[\mathrm{H}\left(2^{1}+2^{2}+\ldots+2^{\mathrm{k}}\right)= \mathrm{H}\left(2^{\mathrm{k}}-1\right)\]- Tổng số liên kết \(\mathrm{H}\) được hình thành trong quá trình nhân đôi \(\mathrm{k}\) lần:
\(\mathrm{H}\left(2^{1}+2^{2}+\ldots+2^{\mathrm{k}}\right)=2\mathrm{H}\left(2^{\mathrm{k}}-1\right)\)
Bài 1: Một gen có chiều dài 5270A0. Gen nhân đôi 5 lần, số nucleotit cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen đó là bao nhiêu?
Giải
Số nucleotit trong gen đó là:
\((5270: 3,4) \cdot 2=3100(\mathrm{Nu})\)
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là:
\(3100 \cdot\left(2^{5}-1\right)=3100 \cdot 31=\)96100(Nu)
2.2 Ứng dụng cấp số nhân trong vật lý
- Tính khối lượng nguyên tố phóng xạ \(X\) còn lại sau k chu kì bán rã
Già sử ban đầu có \(\mathrm{m}_{0} \mathrm{~g}\) nguyên tố phóng xạ \(\mathrm{X}\).
Sau \(\mathrm{k}\) chu kì bán rã khối lượng còn lại :
\[\mathrm{m}=\mathrm{m}_{0} \cdot\left(\frac{1}{2}\right)^{k}\]Nếu thời gian phân rã t, chu kì phân rã T thì \(\mathrm{k}=\frac{t}{T}\).
Vậy sau \(t\) thời gian phân rã khối lượng còn lại:
\[\mathrm{m}=\mathrm{m}_{0} \cdot\left(\frac{1}{2}\right)^{\frac{t}{T}}=\mathrm{m}_{0} \cdot 2^{-\frac{t}{T}}\]- Tính số hạt nhân còn lại sau thời gian t phân rã
Giả sử số hạt nhân ban đầu \(\mathrm{N}_{0}\)
Số hạt nhân còn lại : \(\mathrm{N}=\mathrm{N}_{0} .2^{-\frac{t}{T}}\)
- Tính độ phóng xạ của mấu chất phóng xạ còn lại sau thời gian t phân rã
- Xác định tuổi của mẫu vật có chứa chất phóng xạ
2.3 Ứng dụng cấp số nhân trong địa lý
- Áp dụng để tính số dân sau n năm
Bài tập : Theo cục thống kê năm 2003 Việt Nam có 80.902 .400 người và tỉ lệ tăng dân số hàng năm là \(1.47%\)%. Nếu tỉ lệ tăng dân số hàng năm không đổi thì năm 2016 Việt Nam sẽ có số dân là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Gọi \(\left( n \in N^{\ast} \right )\) là dân số năm thống kê
\(q\) là tỉ lệ tăng hàng năm
\(u_{n}\)là tổng số dân sau n năm
Ta có :
Tổng số dân sau một năm là \(u_{1}=u_{0}+u_{0} \cdot q=u_{0}(1+q)\)
Tổng số dân sau hai năm là : \(u_{2} = u_{1} + u_{1} \cdot q = u_{1} \left( 1 + q \right ) = u_{0} \left( 1 + q \right )^{2}\)
Tồng số dân sau ba năm là: \(u_{3}=u_{2}+u_{2} \cdot q=u_{2}(1+q)=u_{0}(1+q)^{3}\)
Như vậy, tổng số dân sau mỗi năm lập thành cấp số nhân với công bội \(1+q\) và \(u_{1}=u_{0}(1+q)\)
Tồng số dân sau \(n\) năm là : \(u_{n}=u_{1}(1+q)^{n-1}=u_{0}(1+q)(1+q)^{n-1}=u_{0}(1+q)^{n}\)
Vậy \(u_{n}=u_{0}(1+q)^{n}(3)\)
Giải:
Dân số Việt Nam năm 2016 là:
\[u_{3}=u_{0}(1+q)^{3}=80.902 .400(1+1,47 \%)^{3} \approx 97.938 .868 \text { (ng) }\]2.4 Ứng dụng cấp số nhân trong một số lĩnh vực khác
- Cấp số nhân còn được sử dụng để tính toán các bài toán của chăn nuôi nhu sau:
Trong chăn nuôi, thông thường người ta cần giải quyết hai bài toán sau:
+ Tính số lượng gia súc sau mỗi kỳ chăn nuôi từ tỉ lệ tăng đàn từng kỳ và số gia súc ban đầu .
+ Tính số gia súc đầu kỳ các năm về trước nếu biết số lượng đàn gia súc và tì lệ tăng đàn hàng năm.
- Sử dụng cấp số nhân để giải bài toán lãi ngân hàng
Giả sử bạn có một khoản tiền \(A\) đồng gửi vào một ngân hàng nào đó với lãi suất cố định là r trong một năm. Sau một năm bạn sẽ có cả gốc lẫn lãi là \(B_{1}=A+(\) tiền lãi \()=A+r \cdot A=A \cdot(1+r)\).Cứ sau mỗi năm số tiền của bạn sẽ đ̛ươc nhân thêm bội số \((1+r)\).Như vậy số tiền sau mỗi năm mà bạn có lâp thành môt cấp số nhân với \(q=1+r\).Goi \(B_{n}\) là số tiền bạn có sau n năm thì : \(B_{n}=A(1+r)^{n} \cdot\) (1)
3. Bài tập vận dụng
Bài 1:Tương truyền có một nhà toán học đến gặp một nhà tỉ phú và đề nghị được "bán" tiền cho ông ta theo cách sau: Liên tục trong 30 ngày, mỗi ngày nhà toán học "bán" cho nhà tỉ phú 10 triệu đồng với giá 1 đồng ở ngày đầu tiên. Kể từ ngày thứ hai trở đi, mỗi ngày nhà tỉ phú phải mua với giá gấp đôi giá của ngày hôm trước. Không một chút đắn đo, nhà tỉ phú đồng ý ngay tức khắc vì ông nghĩ rằng ông có cơ hội hốt tiền mà có nằm mơ cũng không thấy.Nhà tỉ phú có lời hay không trong cuộc mua bán kì lạ này?
Bài 2: Đầu mùa thu hoạch xoài, một bác nông dân đã bán cho ngrời thứ nhất, nửa số xoài thu hoạch được và nửa quả, bán cho người thứ hai nửa số còn lại và nửa quả, bán cho người thứ ba nửa số xoài còn lại và nửa quả v.v... Đến lượt người thứ bảy bác cũng bán nửa số xoài còn lại và nửa quả thì không còn quả nào nữa.Hỏi bác nông dân đã thu hoạch được bao nhiêu quả xoài đầu mùa?
Bài 3: Một Gen có chiều dài \(5270 \mathrm{~A}^{0}\). Gen nhân đôi 5 lần. Tính số Nucleotit môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi của Gen.
Bài 4: Gen có chiều dài \(2550 \mathrm{~A}^{0}\) có 1900 liên kết H. Gen bị đột biến them một cặp \(\mathrm{A}-\mathrm{T}\). Tính số lượng từng loại Nucleotit môi trường cần cung cấp cho Gen tự sao 4 lần.
Bài 5: Để xác định tuổi một ngôi mộ cổ, các nhà khảo cứu đã lấy một mẩu nhỏ ở quan tài và đo độ phóng xạ được \(0,15 \mathrm{~Bq}\). So sánh với một mẩu gỗ cùng khối lượng, cùng loại vừa mới hạ, độ phóng xạ đo được là \(0,25 \mathrm{~Bq}\). Xác định tuối cùa ngôi mộ cổ. Biết chu kì bán rã là 5570 năm.
4. Sơ đồ tóm tắt
5. Học tập đúng cách
Trên đây là bài viết mà Examon muốn giành cho các bạn, hy vọng sau khi đọc song thì những bài toán thực tế về cấp số nhân không còn có thể làm khó được các bạn học sinh nữa. Đồng hành cùng Examon để vượt qua mọi kì thi và biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao việc luyện đề lại quan trọng đến vậy không? Rất nhiều bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi luyện đề: Không phải mọi bộ đề đều giống nhau.
Nhiều bạn vẫn thường tìm kiếm và làm những bộ đề cũ kỹ, lỗi thời trên mạng mà không biết rằng chúng có thể không phản ánh chính xác chương trình học hay xu hướng ra đề mới nhất. Điều này không chỉ khiến bạn mất thời gian mà còn có thể dẫn đến những hiểu lầm về năng lực thực sự của mình.
Luyện đề đúng cách là phương pháp để bạn có thể nhận diện các dạng bài tập thường gặp, nắm vững phương pháp giải quyết hiệu quả và từ đó, nâng cao kỹ năng giải đề của mình. Với hệ thống đề được cập nhật liên tục và chính xác, Examon sẽ giúp bạn:
- Nhận diện các dạng bài thi quan trọng.
- Luyện tập với các phương pháp làm bài tối ưu.
- Thành thạo kỹ năng giải đề, sẵn sàng cho mọi kỳ thi.
Dưới đây, Examon sẽ hướng dẫn bạn cách luyện đề hiệu quả với hệ thống đề của Examon:
- Bước 1: Tạo và Đăng nhập tài khoản Đầu tiên, các bạn cần có một tài khoản Examon. Chỉ với vài thao tác đăng ký nhanh chóng, bạn đã sẵn sàng cho hành trình chinh phục kiến thức!
- Bước 2: Tiếp theo, hãy chọn lớp học, môn học mà bạn muốn luyện và khu vực bạn đang sống để Examon cung cấp đề thi phù hợp nhất với bạn.
- Bước 3: Lựa chọn đề thi và Bắt đầu luyện, Examon có hai chế độ: Luyện tập để bạn làm quen và Thi thử để kiểm tra năng lực. Hãy chọn một đề thi phù hợp và bắt đầu luyện!
- Bước 4: Khi làm bài, hãy tập trung và nghiêm túc như thể bạn đang ở trong phòng thi thật sự. Đây là cơ hội để rèn luyện sự tự tin và kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.
- Bước 5: Nhận điểm và Phân tích kết quả sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được điểm số ngay lập tức cùng với lời giải chi tiết cho từng câu hỏi, giúp bạn hiểu rõ mình cần cải thiện ở đâu.
Tham khảo ngay bộ đề được biên soạn đặc biệt bám sát 99.9% đề tham khảo kỳ thi THPT năm 2024 của Examon ngay!