Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

Nguyễn Như Ý

Nguyễn Tuân - người được mệnh danh là Bậc thầy thợ cả văn xuôi, danh xưng đó có căn cứ và chứng cứ xác thực nhất là tác phẩm Người lái đò sông Đà

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát Người lái đò sông Đà
    • 1.1 Tác giả - Nguyễn Tuân
    • 1.2 Tác phẩm Người lái đò sông Đà
  • 2. Nội dung
    • 2.1 Hình tượng sông Đà hung bạo
    • 2.2 Hình tượng người lái đò
    • 2.3 Hình tượng sông Đà trữ tình
  • 3. Tổng kết
    • 3.1 Giá trị nội dung
    • 3.2 Giá trị nghệ thuật
  • 4. Luyện đề để cải thiện điểm số

Tác phẩm Người lái đò sông Đà là nơi hội tụ hết những tài năng tuyệt vời của Nguyễn Tuân. Ông là nhà tri thức có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực. Không chỉ như vậy, Nguyễn Tuân còn là một bậc thầy sử dụng ngôn từ, với sự tài hoa uyên bác của mình ông đã đưa hết vào những trang giấy để tạo ra không biết bao nhiêu tác phẩm để đời, tiêu biểu là tác phẩm Người lái đò sông Đà. 

banner

1. Khái quát Người lái đò sông Đà

1.1 Tác giả - Nguyễn Tuân

  • Vị trí: Ông là một trong chín tác giả của nền văn học Việt Nam. Ông là một nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học nước nhà.
  • Phong cách: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể tóm gọn trong  một chữ "Ngông". Mỗi trang viết của ông đều thể hiện sự độc đáo, tài hoa và uyên bác; luôn tiếp cận con người từ góc độ tài hoa, nghệ sĩ; luôn nhìn sự vật từ phương diện văn hóa, mỹ thuật.
  • Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Tuân thành công ở cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau Cách mạng. Thể loại sở trường của ông là tùy bút, với rất nhiều tác phẩm đặc sắc; trong đó, tùy bút "Người lái đò Sông Đà" có thể được xem là một trong những áng văn tiêu biểu nhất của ông ở thế loại này.

1.2 Tác phẩm Người lái đò sông Đà

  • Hoàn cảnh: Bài tùy bút "Người lái đò sông Đà" được Nguyễn Tuân sáng tác sau chuyến đi thực tế gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn của tổ quốc.
  • Xuất xứ: Tùy bút "Người lái đò Sông Đà" được rút từ tập tùy bút "Sông Đà", xuất bản lần thứ nhất vào năm 1960.
  • Nội dung khái quát: Bài tùy bút miêu tả con sông Đà và hình ảnh người lái đò vượt thác trên sông và qua đó ca ngợi "chất vàng mười" của thiên nhiên và con người Tây Bắc

2. Nội dung

2.1 Hình tượng sông Đà hung bạo

- Vách đá sông Đà: 

+ Cao và sâu

+ Rất đẹp

=> Vừa đẹp mê hồn nhưng cũng rất đỗi nguy hiểm. Vừa cứng nhắc, cao to nhưng bổng chốc lại dịu dàng.

- Sóng nước sông Đà:

+ Sức mạnh dữ dội

+ Tính cách hung hãn

=> Có thể ví dòng nước sông Đà như những cơn bão của Tây Bắc mạnh mẽ dữ dội cuốn trôi bất cứ thứ gì nó bắt gặp.

- Hút nước sông Đà:

+ Sức mạnh khủng khiếp

+ Nguy hiểm khôn lường

=> Những cái hút nước như muốn nuốt chững ai đó. Nguyễn Tuân đã trải nghiệm trên dòng sông, ông đã cảm nhận bằng tất cả các giác quan của mình nên cái cảm giác giận dữ của dòng sông khiến ông cảm thấy ghê sợ.

- Thác đá sông Đà:

+ Từ xa đã nghe thấy âm thanh ghê rợn

+ Đến gần thấy bọt tung trắng xóa

+ Thạch trận sông Đà: lũ đá hung hãn, chiến thuật hiểm ác

=> Dòng sông hung ác những rất thông minh, bày binh bố trận như đang chờ con mồi vào. Như thể không để cho bất kì ai thoát ra. Tác giả nhân hóa tính cách của dòng sông như con người giận dữ, thông minh hoạt bát, dịu dàng, các tiếng động của nó cũng được tác giả nhân hóa => Tạo sự khác biệt của con sông.

2.2 Hình tượng người lái đò

  • Trí dũng tuyệt vời

- Trùng vi thứ nhất:

+ Cửa sinh nằm ở phía tả ngạn

+ Chỉ huy ngắn ngọn, tỉnh táo

- Trùng vi thứ hai:

+ Cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn

+ Xử lí bình tĩnh, táo bạo, linh hoạt

- Trùng vi thứ ba:

+ Cửa sinh nằm giữa bọn đá hậu vệ

+ Điều khiển chiếc thuyền một cách điệu nghệ

=> Ở phần trước Nguyễn Tuân ca ngợi dòng sông thông minh nhưng phần này ông lại khẳng định người lái đò còn thông minh hơn khi vượt qua được hết các trùng vi thạch trận mà sông Đà bày ra. Người lái đò dùng mưu trí và sự dũng cảm không ai bằng để vượt qua thạch trận dễ dàng như cơm bữa. Cũng có thể là người lái đò đã quá quen với tính cách con sông, chắc hẳn người lái đò cũng đã từng thua dưới dòng sông. 

  • Tài hoa nghệ sĩ

- Điêu luyện khi vượt thác

+ Tài nghệ đến độ phi thường

+ Biến công việc thành nghệ thuật

- Ung dung bình thản sau khi vượt thác

=> Vượt thác điêu luyện như những nhạc công chơi đàn. 

2.3 Hình tượng sông Đà trữ tình

- Từ trên cao nhìn xuống:

+ Dáng hình mền mại

+ Mùa sắc biến ảo

- Từ trong rừng đi ra:

+ Gợi cảm, đầm ấm

+ Cổ kính, yên bình

- Khi đi thuyền trên sông:

+ Hoang dại

+ Hồn nhiên

=> Nguyễn Tuân đã ở Tây Bắc rất nhiều ngày và đã cảm nhận hết thẩy các góc  nhìn. Để ngắm nhìn hết vẻ đẹp của dòng sông, Ông đã dành rất nhiều thời gian và công sức để cho ra được một bức tranh hoàn mĩ như vậy. Phải sống cùng với nó mới hiểu được tất cả tính cách của nó. Sông Đà không chỉ hung bạo mà còn rất thơ mộng.

3. Tổng kết

3.1 Giá trị nội dung

- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa (Sông Đà) và những kì tích lao động của con người (người lái đò).

3.2 Giá trị nghệ thuật

- Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.

- Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị.

- Bút pháp: kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn.

- Sáng tạo: ngôn từ, các biện pháp tu từ độc đáo.

4. Luyện đề để cải thiện điểm số

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao việc luyện đề lại quan trọng đến vậy không? Rất nhiều bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi luyện đề: Không phải mọi bộ đề đều giống nhau. 

Nhiều bạn vẫn thường tìm kiếm và làm những bộ đề cũ kỹ, lỗi thời trên mạng mà không biết rằng chúng có thể không phản ánh chính xác chương trình học hay xu hướng ra đề mới nhất. Điều này không chỉ khiến bạn mất thời gian mà còn có thể dẫn đến những hiểu lầm về năng lực thực sự của mình.

Luyện đề đúng cách là phương pháp để bạn có thể nhận diện các dạng bài tập thường gặp, nắm vững phương pháp giải quyết hiệu quả và từ đó, nâng cao kỹ năng giải đề của mình. Với hệ thống đề được cập nhật liên tục và chính xác,  Examon sẽ giúp bạn:

  • Nhận diện các dạng bài thi quan trọng.
  • Luyện tập với các phương pháp làm bài tối ưu.
  • Thành thạo kỹ năng giải đề, sẵn sàng cho mọi kỳ thi.

Dưới đây, Examon sẽ hướng dẫn bạn cách luyện đề hiệu quả với hệ thống đề của  Examon:

  • Bước 1: Tạo và Đăng nhập tài khoản Đầu tiên, các bạn cần có một tài khoản Examon. Chỉ với vài thao tác đăng ký nhanh chóng, bạn đã sẵn sàng cho hành trình chinh phục kiến thức!
  • Bước 2: Tiếp theo, hãy chọn lớp học, môn học mà bạn muốn luyện và khu vực bạn đang sống để Examon cung cấp đề thi phù hợp nhất với bạn.
  • Bước 3: Lựa chọn đề thi và Bắt đầu luyện, Examon có hai chế độ: Luyện tập để bạn làm quen và Thi thử để kiểm tra năng lực. Hãy chọn một đề thi phù hợp và bắt đầu luyện!
  • Bước 4: Khi làm bài, hãy tập trung và nghiêm túc như thể bạn đang ở trong phòng thi thật sự. Đây là cơ hội để rèn luyện sự tự tin và kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.
  • Bước 5: Nhận điểm và Phân tích kết quả sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được điểm số ngay lập tức cùng với lời giải chi tiết cho từng câu hỏi, giúp bạn hiểu rõ mình cần cải thiện ở đâu.

Tham khảo ngay bộ đề được biên soạn đặc biệt bám sát 99.9% đề tham khảo kỳ thi THPT năm 2024 của Examon ngay!

Examon.png
Bộ đề ôn thi cấp tốc 30 ngày cùng Examon