Kiến thức cơ bản Người lái đò sông Đà

Nguyễn Như Ý

Tác phẩm như đứa cong tinh thần của Nguyễn Tuân ông dành hết tâm tư tình cảm để tạo ra - Người lái đò sông Đà.

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Tác giả tác phẩm
  • 2. Nội dung chính
    • 2.1 Lời đề từ
    • 2.2 Sông Đà hung bạo
    • 2.3 Dòng sông trữ tình thơ mộng
    • 2.4 Người lái đò
  • 3. Mở bài kết bài hay
  • 4. Đề luyện cấp tốc

Trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà," Nguyễn Tuân kể lại chuyến hành trình đến vùng Tây Bắc của mình, nơi ông có cơ hội gặp gỡ một người lái đò trên dòng sông Đà nổi tiếng với sự hung tợn và nguy hiểm. Thông qua các cuộc trò chuyện và quan sát tỉ mỉ, Nguyễn Tuân phác họa hình ảnh một người lái đò tài hoa, dũng cảm và am hiểu sâu sắc về con sông.

Tác phẩm mô tả chi tiết cảnh quan thiên nhiên khắc nghiệt của sông Đà, cùng với những kỹ năng điêu luyện và kinh nghiệm phong phú của người lái đò khi đối mặt với những thách thức nguy hiểm. Qua đó, Nguyễn Tuân không chỉ tôn vinh vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên mà còn ca ngợi sự tài trí và dũng cảm của con người trong việc chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt.

Tác phẩm không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người mà còn phản ánh tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của Nguyễn Tuân. Qua hình ảnh người lái đò, tác giả đề cao tinh thần lao động, sự kiên trì và dũng cảm của người Việt Nam trong việc đối mặt và chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt.

Nguyễn Tuân đã sử dụng hết tài năng và kiến thức của mình để xây dựng một nhân vật độc đáo mà chỉ cần nhắc đến, người ta sẽ nghĩ ngay đến tác phẩm của ông. Ông đã tạo ra một nét cá tính riêng biệt cho nhân vật, thể hiện sự tài năng của mình. Ông còn thể hiện tình yêu thiên nhiên và đất nước qua tính cách của nhân vật, khiến cho người lái đò sông Đà có những phẩm chất giống với chính tác giả.

banner

1. Tác giả tác phẩm

  • Tác giả Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một nhà văn có nhiều nét đặc sắc về mặt nghệ thuật trong việc sáng tác. Ông đã tạo ra những tác phẩm độc đáo và ấn tượng, góp phần làm phong phú thêm văn học Việt Nam.

Một trong những nét đặc sắc của Nguyễn Tuân là cách ông sử dụng ngôn ngữ. Ông biết cách chọn từ và câu để tạo nên những hình ảnh sống động, mô tả chi tiết và tạo cảm giác cho độc giả. Sự tinh tế trong việc sử dụng ngôn ngữ giúp tác phẩm của ông trở nên hấp dẫn và lôi cuốn.

Một số nhận xét về Nguyễn Tuân:

Nguyễn Đăng Mạnh:

+ “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa”

+ ” Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,… và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện”

2. Nội dung chính

2.1 Lời đề từ

- "Đẹp vây thay tiếng hát trên dòng sông". Đây là lời cảm thán về vẻ đẹp nên thơ, thi vị của các dòng sông, hé mở vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sức sống của con người lao động miền sông nước.

-  "Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu ". Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông, riêng sông Đà thì chảy về hướng bắc. Cái thế chảy độc đáo, nghịch ngược rất "ngông" của thiên nhiên đã được Nguyễn Tuân tìm thấy, đồng cảm, hé mở cái cá tính ưa "làm mình làm mẩy" của sông Đà hùng vĩ, dữ dội.

=> Qua hai lời đề từ ta cũng cảm nhận được dòng sông Đà có cá tính rất riêng biệt. Vừa dịu dàng nhưng cũng rất hung bạo. Cũng vì nét đặt biệt ấy nên Nguyễn Tuân đã dành riềng một tập tùy bút chỉ để viết về sông Đà.

2.2 Sông Đà hung bạo

- Vách đá sông Đà: 

+ Cao và sâu

+ Rất đẹp

=> Vừa đẹp mê hồn nhưng cũng rất đỗi nguy hiểm. Vừa cứng nhắc, cao to nhưng bổng chốc lại dịu dàng.

- Sóng nước sông Đà:

+ Sức mạnh dữ dội

+ Tính cách hung hãn

=> Có thể ví dòng nước sông Đà như những cơn bão của Tây Bắc mạnh mẽ dữ dội cuốn trôi bất cứ thứ gì nó bắt gặp.

- Hút nước sông Đà:

+ Sức mạnh khủng khiếp

+ Nguy hiểm khôn lường

=> Những cái hút nước như muốn nuốt chững ai đó. Nguyễn Tuân đã trải nghiệm trên dòng sông, ông đã cảm nhận bằng tất cả các giác quan của mình nên cái cảm giác giận dữ của dòng sông khiến ông cảm thấy ghê sợ.

- Thác đá sông Đà:

+ Từ xa đã nghe thấy âm thanh ghê rợn

+ Đến gần thấy bọt tung trắng xóa

+ Thạch trận sông Đà: lũ đá hung hãn, chiến thuật hiểm ác

=> Dòng sông hung ác những rất thông minh, bày binh bố trận như đang chờ con mồi vào. Như thể không để cho bất kì ai thoát ra. Tác giả nhân hóa tính cách của dòng sông như con người giận dữ, thông minh hoạt bát, dịu dàng, các tiếng động của nó cũng được tác giả nhân hóa => Tạo sự khác biệt của con sông.

2.3 Dòng sông trữ tình thơ mộng

- Từ trên cao nhìn xuống:

+ Dáng hình mền mại

+ Mùa sắc biến ảo

- Từ trong rừng đi ra:

+ Gợi cảm, đầm ấm

+ Cổ kính, yên bình

- Khi đi thuyền trên sông:

+ Hoang dại

+ Hồn nhiên

=> Nguyễn Tuân đã ở Tây Bắc rất nhiều ngày và đã cảm nhận hết thẩy các góc  nhìn. Để ngắm nhìn hết vẻ đẹp của dòng sông, Ông đã dành rất nhiều thời gian và công sức để cho ra được một bức tranh hoàn mĩ như vậy. Phải sống cùng với nó mới hiểu được tất cả tính cách của nó. Sông Đà không chỉ hung bạo mà còn rất thơ mộng.

2.4 Người lái đò

  • Trí dũng tuyệt vời

- Trùng vi thứ nhất:

+ Cửa sinh nằm ở phía tả ngạn

+ Chỉ huy ngắn ngọn, tỉnh táo

- Trùng vi thứ hai:

+ Cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn

+ Xử lí bình tĩnh, táo bạo, linh hoạt

- Trùng vi thứ ba:

+ Cửa sinh nằm giữa bọn đá hậu vệ

+ Điều khiển chiếc thuyền một cách điệu nghệ

=> Ở phần trước Nguyễn Tuân ca ngợi dòng sông thông minh nhưng phần này ông lại khẳng định người lái đò còn thông minh hơn khi vượt qua được hết các trùng vi thạch trận mà sông Đà bày ra. Người lái đò dùng mưu trí và sự dũng cảm không ai bằng để vượt qua thạch trận dễ dàng như cơm bữa. Cũng có thể là người lái đò đã quá quen với tính cách con sông, chắc hẳn người lái đò cũng đã từng thua dưới dòng sông. 

  • Tài hoa nghệ sĩ

- Điêu luyện khi vượt thác

+ Tài nghệ đến độ phi thường

+ Biến công việc thành nghệ thuật

- Ung dung bình thản sau khi vượt thác

=> Vượt thác điêu luyện như những nhạc công chơi đàn. 

3. Mở bài kết bài hay

  • Mở bài

Nguyễn Tuân - nhà văn, người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm cái đẹp của cuộc sống. Ông đặc biệt có sở trương vể thể loai tùy bút. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tùy bút "Người lái đò sông Đà". Bên cạnh hình ảnh người lái đò tài hoa, dũng cảm, Nguyễn Tuân còn khắc họa được vẻ đẹp của con sông Đà qua những điểm nhin khác nhau: có khi dữ dội, hung bạo, có lúc lại duyên dáng, nên thơ.

  • Kết bài

Với Nguyễn Tuân, sông Đà mang một vẻ đẹp toàn bích, trở thành một sinh thể sống động và có hồn. Dòng sông vừa hùng vĩ, dữ dội lại vừa thơ mộng, trữ tình. Phải là một người yêu và tự hào về vẻ đẹ̉p của thiên nhiên đất nước mới có thể miêu tả Sông Đà như thế. Có thể nói, qua những câu ca ngợi dòng sông Đà Giang, ta thấy được tình cảm gắn bó của Nguyễn Tuân với quê hương. Tác phẩm Người lái đò sông Đà tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Tác giả cho rằng cái đẹp phải là thứ gây ấn tượng mạnh với người đọc. Đẹp thì phải đẹp, dữ thì phải khủng. Sông Đà đúng là Vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc mà các nhà văn luôn khao khát tìm kiếm và thể hiện trong tác phẩm của mình

4. Đề luyện cấp tốc

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao việc luyện đề lại quan trọng đến vậy không? Rất nhiều bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi luyện đề: Không phải mọi bộ đề đều giống nhau. 

Nhiều bạn vẫn thường tìm kiếm và làm những bộ đề cũ kỹ, lỗi thời trên mạng mà không biết rằng chúng có thể không phản ánh chính xác chương trình học hay xu hướng ra đề mới nhất. Điều này không chỉ khiến bạn mất thời gian mà còn có thể dẫn đến những hiểu lầm về năng lực thực sự của mình.

Luyện đề đúng cách là phương pháp để bạn có thể nhận diện các dạng bài tập thường gặp, nắm vững phương pháp giải quyết hiệu quả và từ đó, nâng cao kỹ năng giải đề của mình. Với hệ thống đề được cập nhật liên tục và chính xác,  Examon sẽ giúp bạn:

  • Nhận diện các dạng bài thi quan trọng.
  • Luyện tập với các phương pháp làm bài tối ưu.
  • Thành thạo kỹ năng giải đề, sẵn sàng cho mọi kỳ thi.

Dưới đây, Examon sẽ hướng dẫn bạn cách luyện đề hiệu quả với hệ thống đề của  Examon:

  • Bước 1: Tạo và Đăng nhập tài khoản Đầu tiên, các bạn cần có một tài khoản Examon. Chỉ với vài thao tác đăng ký nhanh chóng, bạn đã sẵn sàng cho hành trình chinh phục kiến thức!
  • Bước 2: Tiếp theo, hãy chọn lớp học, môn học mà bạn muốn luyện và khu vực bạn đang sống để Examon cung cấp đề thi phù hợp nhất với bạn.
  • Bước 3: Lựa chọn đề thi và Bắt đầu luyện, Examon có hai chế độ: Luyện tập để bạn làm quen và Thi thử để kiểm tra năng lực. Hãy chọn một đề thi phù hợp và bắt đầu luyện!
  • Bước 4: Khi làm bài, hãy tập trung và nghiêm túc như thể bạn đang ở trong phòng thi thật sự. Đây là cơ hội để rèn luyện sự tự tin và kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.
  • Bước 5: Nhận điểm và Phân tích kết quả sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được điểm số ngay lập tức cùng với lời giải chi tiết cho từng câu hỏi, giúp bạn hiểu rõ mình cần cải thiện ở đâu.

Tham khảo ngay bộ đề được biên soạn đặc biệt bám sát 99.9% đề tham khảo kỳ thi THPT năm 2024 của Examon ngay!

Examon.png
Bộ đề ôn thi cấp tốc 30 ngày cùng Examon