Dàn ý cơ bản bài Người lái đò sông Đà

Nguyễn Như Ý

Cùng Examon tìm hiểu về dàn ý cơ bản bài Người lái đò sông Đà nhé

menu icon

Mục lục bài viết

  • 1. Sơ lượt về tác giả, tác phẩm
  • 2. Dàn ý
    • 2.1 Mở bài
    • 2.2 Thân bài
    • 2.3 Kết bài
  • 3. Bảng tóm tắt kiến thức
  • 4. Mẫu mở bài, kết bài hay
    • 4.1 Mở bài
    • 4.2 Kết bài
  • 5. Phá đảo ngữ văn cùng Examon

Trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT môn ngữ văn,"Người lái đò sông Đà" là một trong những tác phẩm quan trọng nhất. Được viết bởi một trong những nhà văn tài ba nhất của văn học Việt Nam hiện đại, tác phẩm không chỉ khắc họa một khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc của vùng Tây Bắc mà còn tôn vinh vẻ đẹp và tinh thần dũng cảm của người lái đò. Với lối viết độc đáo, giàu hình ảnh và đậm chất thơ, Nguyễn Tuân đã biến sông Đà và người lái đò thành những biểu tượng của thiên nhiên Tây Bắc dữ dội và sự kiên cường của con người nơi đây. Hãy cùng phân tích và khám phá những nội dung sâu sắc, những giá trị nghệ thuật mà tác phẩm này mang lại. 

banner

1. Sơ lượt về tác giả, tác phẩm

TÁC GIẢ - NGUYỄN TUÂN

  • Phong cách: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể nói có cá tính đặđặc biệt và một chữ "Ngông" cũng nói lên được hết tính cách và phong cách nghệ thuật của ông. Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn theo đuổi chủ nghĩa "Xê dịch". 
  • Sự nghiệp sáng tác: Thể loại sở trường của ông là tùy bút, với rất nhiều tác phẩm đặc sắc. Sự nghiệp của ông thành công ở cả 2 giai đoạn. Tạo ra các tập thơ nổi tiếng như "Vang bóng một thời", "Sông Đà" - trong đó, tùy bút "Người lái đò Sông Đà" có thể được xem là một trong những áng văn tiêu biểu nhất của ông ở thế loại này.

TÁC PHẨM - NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ 

  • Hoàn cảnh: Bài tùy bút "Người lái đò sông Đà" được Nguyễn Tuân sáng tác sau chuyến đi thực tế gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn của tổ quốc. Ông thử trải nghiệm cuộc sống của người dân nơi mà thiên nhiên không mấy ưa thích - Tây Bắc. 
  • Nội dung khái quát: Bài tùy bút miêu tả con sông Đà và hình ảnh người lái đò vượt thác trên sông và qua đó ca ngợi "chất vàng mười" của thiên nhiên và con người Tây Bắc

2. Dàn ý

2.1 Mở bài

  • Đôi nét về tác giả tác phẩm
  • Nên tìm một chủ đề liên quan đến sông hoặc liên quan đến tác giả để mở bài => Liên kết với bài viết mạch lạc.

2.2 Thân bài

  • Sông Đà hung bạo

- Vách đá sông Đà: 

+ Cao và sâu

+ Rất đẹp

=> Vừa đẹp mê hồn nhưng cũng rất đỗi nguy hiểm.

- Sóng nước sông Đà:

+ Sức mạnh dữ dội

+ Tính cách hung hãn

=> Có thể ví dòng nước sông Đà như những cơn bão của Tây Bắc mạnh mẽ dữ dội cuốn trôi bất cứ thứ gì nó bắt gặp.

- Hút nước sông Đà:

+ Sức mạnh khủng khiếp

+ Nguy hiểm khôn lường

=> Những cái hút nước như muốn nuốt chững ai đó.

- Thác đá sông Đà:

+ Từ xa đã nghe thấy âm thanh ghê rợn

+ Đến gần thấy bọt tung trắng xóa

+ Thạch trận sông Đà: lũ đá hung hãn, chiến thuật hiểm ác

=> Dòng sông hung ác những rất thông minh, bày binh bố trận như đang chờ con mồi vào. Như thể không để cho bất kì ai thoát ra. Tác giả nhân hóa tính cách của dòng sông => Tạo sự đặc biệt cho con sông.

  • Sông Đà trữ tình

- Từ trên cao nhìn xuống:

+ Dáng hình mền mại

+ Mùa sắc biến ảo

- Từ trong rừng đi ra:

+ Gợi cảm, đầm ấm

+ Cổ kính, yên bình

- Khi đi thuyền trên sông:

+ Hoang dại

+ Hồn nhiên

=> Nguyễn Tuân đã ở Tây Bắc rất nhiều ngày và đã cảm nhận hết thẩy các góc  nhìn. Để ngắm nhìn hết vẻ đẹp của dòng sông, Ông đã dành rất nhiều thời gian và công sức để cho ra được một bức tranh hoàn mĩ như vậy. Phải sống cùng với nó mới hiểu được tất cả tính cách của nó. Sông Đà không chỉ hung bạo mà còn rất thơ mộng.

Sơ kết: Tác giả nhân hóa dòng sông như con người giận dữ, thông minh hoạt bát, dịu dàng. Nguyễn Tuân đã trải nghiệm trên dòng sông, ông đã cảm nhận bằng tất cả các giác quan của mình nên cái cảm giác giận dữ của dòng sông khiến ông cảm thấy ghê sợ.

  • Người lái đò

- Trí dũng tuyệt vời

- Trùng vi thứ nhất:

+ Cửa sinh nằm ở phía tả ngạn

+ Chỉ huy ngắn ngọn, tỉnh táo

- Trùng vi thứ hai:

+ Cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn

+ Xử lí bình tĩnh, táo bạo, linh hoạt

- Trùng vi thứ ba:

+ Cửa sinh nằm giữa bọn đá hậu vệ

+ Điều khiển chiếc thuyền một cách điệu nghệ

=> Ở phần trước Nguyễn Tuân ca ngợi dòng sông thông minh nhưng phần này ông lại khẳng định người lái đò còn thông minh hơn khi vượt qua được hết các trùng vi thạch trận mà sông Đà bày ra. Người lái đò dùng mưu trí và sự dũng cảm không ai bằng để vượt qua thạch trận dễ dàng như cơm bữa. Cũng có thể là người lái đò đã quá quen với tính cách con sông, chắc hẳn người lái đò cũng đã từng thua dưới dòng sông. 

- Tài hoa nghệ sĩ

- Điêu luyện khi vượt thác

+ Tài nghệ đến độ phi thường

+ Biến công việc thành nghệ thuật

- Ung dung bình thản sau khi vượt thác

=> Vượt thác điêu luyện như những nhạc công chơi đàn. 

2.3 Kết bài

  • Nêu giá trị nội dung giá trị nghệ thuật của tác phẩm
  • Khái quát lại nội dung và nghệ thuật
  • Mở ra một vấn đề mới -> Kết bài hấp dẫn hơn

3. Bảng tóm tắt kiến thức

Mind Map.jpg
Sơ đồ Khái quát người lái đò Sông ĐĐà

4. Mẫu mở bài, kết bài hay

4.1 Mở bài

Trong bài Tiếng hát con Tàu, nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

" Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu"

Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến với nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm hứng mới và Nguyễn Tuân cũng là một trong số đó. "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân là tùy bút đặc sắc, là kết quả của chuyến đi thực tế vùng sông Đà ở Tây Bắc của nhà văn, in trong tập Sông Đà. Sau cách mạng, ánh sáng của Đảng đã giác ngộ khiến Nguyễn Tuân quay về tìm kiếm vẻ đẹp từ cuộc sống đời thường với những con người bình dị và bởi vậy trong "Người lái đò sông Đà" hình tượng người lái đò được xây dựng là một nhân vật khuyết danh, có thế tìm kiếm ở bất kì nơi đâu giữa cuộc sống thường nhật, nhưng lại là sự hiện diện của cái đẹp, của thứ vàng mười đã qua thử lửa mà NT luôn kiếm tìm. Hình ảnh người lái đò sông Đà tiêu biểu cho con người lao động vùng Tây Bắc, dũng cảm, gan dạ, quật cường, luôn kiên trì và hết mình với công việc. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ đa tài NT, ông lái đò hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng trở thành biểu tượng của cái đẹp miền thác dữ sóng gầm.

4.2 Kết bài

Khép lại hành trình vượt thác sông Đà, Nguyễn Tuân đã giúp người đọc cảm nhận được sự hung bạo của sông Đà và những phẩm chất đáng quý của người lao động nơi đây đại diện là hình tượng người lái đò. Những phẩm chất của họ chính là vẻ đẹp hoàn mỹ của thứ vàng mười đã qua thử lửa mà NT suốt đời tìm kiếm, khám phá. NT sử dụng từ ngữ đặc sắc, cách miêu tả mang không khí chiến trận, vận dụng kiến thức liên ngành để khắc họa cuộc vượt thác sông Đà vô cùng gay cấn của người lái đò. Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết với người lao động và thiên nhiên đất nước. Sông Đà càng đẹp, càng sinh động thì ông lái đò hiện lên càng anh dũng, ngoan cường trong lao động. Ta thấy được bản lĩnh, tấm lòng, tài năng, sự uyên bác của Nguyễn Tuân trong từng trang viết, từng cảnh vật và con người mà ông xây dựng. Sự thành công của tác phẩm NLĐSĐ góp phần làm phong phú thể loại tùy bút nói riêng và kho tàng văn học VN nói chung. Qua tác phẩm, em thêm tự hào về sự hùng vĩ của non sông đất nước cùng những phẩm chất tốt đẹp của người VN trong lao động - chính họ đã góp công góp sức tạo nên một đất nước Việt Nam hùng mạnh tươi đẹp.

5. Phá đảo ngữ văn cùng Examon

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ [NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ]

Một phương pháp học để phá đảo ngữ văn mà nhà Examon tin chắc bạn sẽ không tìm được ở bất cứ đâu. Phương pháp này sẽ giúp bạn cải thiện điểm số của mình. Khi các bạn học khác nhìn vào điểm của bạn khi đã áp dụng phương pháp này sẽ phải "ồ quao". Điều đầu tiên bạn cần làm là ngay bây giờ lấy giấy bút ra ghi chép lại những gì Examon sắp chia sẻ dưới đây để bạn có một lộ trình phù hợp với bản thân nhất. Chúc bạn sẽ sớm cải thiện được điểm số của mình. 

Đầu tiên nên thiết kế lộ trình bứt phá điểm số của mình như sau:

Bước 1:  Bạn cần có 1 cuốn sổ tay để ghi chú

Bước 2:  Bạn nên đọc hiểu rõ Phân phối chương trình môn mình muốn cải thiện 

Vd: Toán 10 CTST có PPCT như sau:

BÀI HỌC PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SGKTiết
CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC. TẬP HỢP7
Bài 1. Mệnh đề toán học3
Bài 2. Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp3
Bài tập cuối chương I1
CHƯƠNG II. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN6
Bài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn2
Bài 2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn3
Bài tập cuối chương II1
Phân phối chương trình SGK Toán 10 KNTKNTT

 

Bước 3:  Bạn tìm hiểu Chương I có bao nhiêu dạng bài tập, mỗi dạng phương pháp giải như thế nào?, những điểm cần lưu ý, lỗi sai thường gặp

Phân phối chương trình SGK Toán 10 KNTKNTT

Bước 4: Giải bài tập theo từng dạng, giải càng nhiều càng tốt, cứ mỗi bài bạn giải sai bạn sẽ phải xem hướng dẫn giải chi tiết từ đó so sánh chỗ sai của mình xem mình sai ở đâu? tại sao lại sai? trường hợp sai có bao nhiêu trường hợp?

Bước 5: Ghi chú lỗi sai vào sổ tay, nhớ liệt kê lỗi sai theo dạng toán 

Bước 6: Cuối kỳ mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ hoặc cuối kỳ thì lấy sổ tay ra đọc qua 1 lần và tiến hành giải đề, cứ lập lại liên tục trước khi thi sẽ giúp bạn tối đa hoá điểm số trong kỳ thi và đồng thời tránh rất nhiều lỗi sai mà mình đã gặp nếu gặp trong đề thi. 

Đó là quá trình mình ôn thi NHƯNG hiện tại có 1 hệ thống giúp bạn quản lý sổ tay như phương pháp ở trên cực kỳ hiệu quả đó là EXAMON

 

Hệ thống luyện thi Examon được thiết kế giống phương pháp học ở trên tối ưu hoá sổ tay giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn gấp 300%

Examon sẽ phân môn theo chương theo dạng toán mỗi một dạng toán sẽ có bài tập luyện, quá trình luyện của bạn sẽ được ghi vào sổ tay để AI Examon phân tích đánh giá bạn đang sai ở đâu, lỗi sai thường ở dạng bài tập nào? mức độ bài sai ở Nhận Biết - Thông Hiểu - Vận Dụng - Vận Dụng Cao từ đó Examon sẽ đề xuất các câu tương tự câu sai để bạn luyện tập đi luyện tập lại cứ như thế vòng lặp liên tục giúp học sinh cải thiện kỹ năng giải bài tập đồng thời bao quát tất cả các dạng toán thường sai tránh tối đa những sai sót lúc đi thi.

Ngoài ra hệ thống Examon định hướng học sinh học theo 3 tiêu chí:

1: Rèn luyện khả năng tự học: Tự học luôn là yếu tố quan trọng

2: Học kỹ năng tư duy giải bài: Hầu hết học sinh hiểu bài nhưng không cách nào diễn đạt cho bạn mình hiểu cái mình đang hiểu là do thiếu kỹ năng này

3: Học từ lỗi sai: Nên dành nhiều thời gian để khám phá lỗi sai của chính mình chính là phương pháp học nhanh nhất, học từ cái sai của mình và học từ cái sai của người khác là 1 kỹ năng rất cần thiết cho mọi sự phát triển.

Sơ đồ tối ưu hoá cải thiện Điểm số cho học sinh