Khi nuôi cá thí nghiệm trong hồ, một nhà sinh học tìm được quy luật rằng: Nếu trên mỗi đơn vị diện tích của mặt hồ có \(n\) con cá thì trung bình mỗi con cá sau một vụ cân nặng \(P(n)=360-10 n\) (đơn vị khối lượng). Hỏi người nuôi phải thả bao nhiêu con cá trên một đơn vị diện tích để trọng lượng cá sau mỗi vụ thu được là nhiều nhất?
Giải thích:
Tổng trọng lượng cá thu được sau một vụ là: \(T(n)=n(360-10 n)=360 n-10 n^{2}\).
Đây là một tam thức bậc hai với ẩn là \(n\) có hệ số \(a=-10\lt 0\) và \(b=360 \Rightarrow \frac{-b}{2 a}=\frac{-360}{2 \cdot(-10)}=18\)
Khi đó \(T(18)=3240\).
Vậy người nuôi cần thả \(18\) con cá trên một đơn vị diện tích để đạt tổng trọng lượng cá lớn nhất là \(3240\) (đơn vị khối lượng).
Câu hỏi này nằm trong: