Cho hình lăng trụ \(A B C \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) có đáy là tam giác đều cạnh \(a\). Hình chiếu vuông góc của điểm \(A^{\prime}\) lên mặt phẳng \((A B C)\) trùng với trọng tâm của tam giác \(A B C\). Biết khoảng cách giữa hai đường thẳng \(A A^{\prime}\)\(B C\) bằng \(\frac{a \sqrt{3}}{4}\). Tỉnh theo \(a\) thể tich của khối lẵng trụ \(A B C . A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\).

A.

\(V=\frac{a^{3} \sqrt{3}}{24}\).

B.

\(V=\frac{a^{3} \sqrt{3}}{12}\).

C.

\(V=\frac{a^{3} \sqrt{3}}{6}\)

D.

\(V=\frac{a^{3} \sqrt{3}}{3}\).

Giải thích:

image.png

Gọi \(M, G\) lần lượt là trung điểm của \(B C\) và trọng tâm \(G\) của tam giác \(A B C\).

Do tam giác \(A B C\) đều cạnh \(a\) nên \(S_{A S C}=\frac{a^{2} \sqrt{3}}{4}\).

Có: \(\left\{\begin{array}{l}A M \perp B C \\ A^{\prime} G \perp B C\end{array} \Rightarrow B C \perp\left(A A^{\prime} M\right)\right.\).

Trong mặt phẳng \(\left(A A^{\prime} M\right)\) kẻ \(M H \perp A A^{\prime}\).

Khi đó: \(M H \perp B C\) vi \(B C \perp\left(A A^{\prime} M\right)\).

Vậy \(M H\) là đoạn vuông góc chung của \(A A^{\prime}\)\(B C\) nên \(M H=\frac{a \sqrt{3}}{4}\).

Trong tam giác \(A A^{\prime} G\) kẻ \(G K \perp A H\) thì \(G K / / M H \Rightarrow \frac{G K}{M H}=\frac{A G}{A M}=\frac{2}{3}\).

\(\Rightarrow G K=\frac{2}{3} M H=\frac{2}{3} \cdot \frac{a \sqrt{3}}{4}=\frac{a \sqrt{3}}{6} \text {. }\)

Xét tam giác \(A A^{\prime} G\) vuông tại \(G\) ta có: \(\frac{1}{G K^{2}}=\frac{1}{A^{\prime} G^{2}}+\frac{1}{G A^{2}} \Leftrightarrow \frac{1}{\left(\frac{a \sqrt{3}}{6}\right)^{2}}=\frac{1}{A^{\prime} G^{2}}+\frac{1}{\left(\frac{a \sqrt{3}}{3}\right)^{2}}\)

\(\Leftrightarrow \frac{1}{A^{\prime} G^{2}}=\frac{36}{3 a^{2}}-\frac{9}{3 a^{2}}=\frac{9}{a^{2}} \Leftrightarrow A^{\prime} G=\frac{a}{3} \text {. }\)

Vậy thể tích của khối lăng trụ đã cho là \(V=A^{\prime} G \cdot S_{A B C}=\frac{a}{3} \frac{a^{2} \sqrt{3}}{4}=\frac{a^{3} \sqrt{3}}{12}\).

Câu hỏi này nằm trong:

THPT Nhã Nam - Đề thi thử THPTQG (TK) 18-19 - Bắc Giang - MĐ 6663