Cho hình chóp \(S . A B C\) có đáy là tam giác đều cạnh 2 . Cạnh bên \(S A\) vuông góc với mặt phẳng \((A B C), S A=\sqrt{5}\). Gọi \(M\) là trung điểm cạnh \(A C\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(B M\)\(S C\) có dạng \(\sqrt{\frac{a}{b}}\) với \(a, b\) là các số nguyên dương, \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản. Giá trị biểu thức \(a+b\) bằng

Giải thích:

image.png

Do tam giác \(A B C\) đều nên \(B M \perp A C\);

mặt khác \(B M \perp S A\) nên \(B M \perp(S A C)\).

Trong tam giác \(S A C\) dựng \(M H \perp S C\).

\(B M \perp(S A C)\) nên \(B M \perp M H\).

Do đó \(M H\) là đoạn vuông góc chung của \(B M\)\(S C\) hay \(d(B M ; S C)=M H\).

Ta có: \(S C=\sqrt{S A^{2}+A C^{2}}=3\).\(\triangle S A C\) đồng dạng với \(\triangle M H C\) nên

\(\frac{S A}{M H}=\frac{S C}{M C} \Leftrightarrow M H=\frac{S A \cdot M C}{S C}=\frac{\sqrt{5} \cdot 1}{3}=\frac{\sqrt{5}}{3}\).

Vậy \(d(B M ; S C)=\frac{\sqrt{5}}{3}=\sqrt{\frac{5}{9}}\).

Vậy \(a=5, b=9\). Do đó \(a+b=14\).

Câu hỏi này nằm trong:

Đề thi cuối kì 2 (Cấu trúc mới) - Đề số 21 - MĐ 10971