PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau:

(Tóm tắt vở kịch: Trương Viên quê đất Võ Lăng, nhờ mẹ sang hỏi cưới Thị Phương, người con gái của Tể tướng đã hồi hưu. Thấy chàng học giỏi, cha Thị Phương đồng ý và cho đôi ngọc lưu ly làm của hồi môn. Giữa lúc chàng đang dùi mài kinh sử thì được chiếu đòi đi dẹp giặc, chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ để ra chiến trường. Trong cảnh chạy giặc, Thị Phương đã dắt mẹ chồng lưu lạc suốt mười tám năm. Hai người bị quỷ dữ trong rừng sâu đòi ăn thịt, song may nhờ người vợ quỷ nhận làm chị em xin tha rồi cho vàng. Tiếp đó họ lại bị hổ dữ đòi ăn thịt. Thị Phương tình nguyện dâng miếng thịt nơi cánh tay để cứu mẹ chồng. Hổ tha mạng cho cả hai mẹ con. Mẹ ốm, nàng dâng đôi mắt mình để Sơn Thần làm thuốc chữa cho mẹ. Cảm động trước tấm lòng của Thị Phương, Ngọc Hoàng sai Chúa Tiên xuống dạy nàng nghề đàn hát. Thắng trận trở về, Trương Viên được phong quan. Chàng trở về quê cũ tìm mẹ già và vợ nhưng không thấy. Rồi chàng gặp hai mẹ con bà hát xẩm, bèn mời họ vào phủ để hát cho mình nghe. Qua bài trần tình, chàng đã nhận ra mẹ và vợ. Nhờ ngọc lưu ly, đôi mắt của Thị Phương sáng lại như xưa, gia đình được đoàn tụ sum vầy).

THỊ PHƯƠNG (hát trần tình): – Trương Viên, Trương Viên Người chồng tôi tên gọi Trương Viên Vua sai dẹp giặc nước Xiêm khơi chừng Bởi vì đâu chếch nón ả Hằng

Thờ chồng giữ tiết khăng khăng chẳng rời Bởi vì đâu binh lửa tơi bời

Xa miền quê quán, ngụ nơi lâm tuyền Một mình tôi nuôi mẹ truân chuyên

Quyết liều phận bạc chẳng dám quên nghĩa chàng Gặp những loài ác thú hổ lang Người rắp làm hại, khấn kêu van lại lành Trở ra về qua miếu thần linh

Thần đòi khoét mắt, lòng thành tôi kính dâng Vậy nên mù mịt tối tăm

Được tiên dạy hát kiếm ăn qua tháng ngày Sự tình này trời đất có thấu hay Chàng Trương Viên có biết nông nỗi này cho chăng? TRƯƠNG VIÊN: – Nghe tiếng đàn cùng tiếng hát Chuyển động tâm thần…

THỊ PHƯƠNG (nói sử): – Tiền ông thưởng tôi còn để đó Tôi chẳng hề tiêu đụng một phân Xin ông đừng nói chuyện tần ngần

Mà tôi mang tiếng không thanh danh tiết.

(Lược một đoạn: Trương Viên nghe lời hát, nhận ra vợ mình, nhưng Thị Phương vì bị mù nên chưa dám nhận Trương Viên, đòi chàng phải đưa ra bằng chứng để chứng minh). THỊ PHƯƠNG (nói sử):

– Nào trước khi phu phụ hợp hôn

Những của ấy đưa ra làn chứng.

MỤ: – Ơi này con, vợ con nói: ngày xưa quan Thừa tướng có cho cái gì làm lễ vật không, con đưa cho vợ nó xem để nó nhận.

TRƯƠNG VIÊN: – Anh khá khen em mười tám năm nay chẳng có đơn sai Lòng thương em nhớ mẹ ngậm ngùi

Đây, ngọc lưu ly giao em nhận tích.

Thị Phương cầm ngọc, ngọc nhảy lên mắt, mắt sáng trở lại. THỊ PHƯƠNG: – Quả lòng trời đưa lại

Ngọc nhảy vào, mắt được phong quang Mẹ ơi giờ con trông được rõ ràng Chồng con đây đã tỏ. MỤ: – Mẹ mừng con đã yên lành như cũ Lại thêm mẫu tử đoàn viên

Trời có đâu nỡ phụ người hiền Thế mới biết bĩ rồi lại thái. TRƯƠNG VIÊN: – Trăm lạy mẹ Con vâng lệnh trên ra dẹp giặc đã yên Mười tám năm binh mạnh tướng bền Giờ được chức làm quan Thái tể

Trời xui nên mẹ con gặp gỡ Mời mẹ về cho tới gia trang Khi đó sẽ hồi quỳnh khánh hạ (hát vãn trò):

Tạo hóa xoay vần

Hết cơn bĩ cực đến tuần thái lai Trời chung, trời chẳng riêng ai Vun trồng cây đức ắt dài nền nhân Hễ ai có phúc, có phần

Giàu nghèo tại số, gian truân bởi trời Phương ngôn dạy đủ mọi lời.

(Trích: vở chèo Trương Viên, Hà Văn Cầu sưu tầm và chú thích, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1976)

Câu 2: Chỉ ra những nhân vật xuất hiện trong văn bản?

Giải thích:

Những nhân vật xuất hiện trong văn bản:

– Thị Phương

– Trương Viên

– Mụ (mẹ của Trương Viên)

Câu hỏi này nằm trong:

Đề thi cuối kì 2 (Cấu trúc mới) - Đề số 28 - MĐ 10556