Gọi \(S\) là tập hợp các số tự nhiên gồm ba chữ số phân biệt được lập từ các chữ số \(1,2,3,4,5,6,7\). Chọn ngẫu nhiên một số từ \(S\). Tính xác suất để số được chọn là một số chẵn.

A.

\(\frac{4}{7}\)

B.

\(\frac{3}{7}\)

C.

\(\frac{1}{2}\)

D.

\(\frac{2}{3}\)

Giải thích:

Do \(S\) là tập hợp các số tự nhiên gồm ba chữ số phân biệt được lập từ các chữ số \(1,2,3,4,5,6,7\).

Vậy số phần tử của \(S\) là trên là: \(n(S)=7.6 .5=210\) (số).

Với phép thử: Chọn một số ngẫu nhiên trong tập \(S\).

Do đó, không gian mẫu là \(n(\Omega)=210\).

Gọi \(A\) là biến cố chọn được số chẵn.

Gọi số chẵn có ba chữ số đôi một khác nhau có dạng \(\overline{a_{1} a_{2} a_{3}}, a_{1} \neq a_{2} \neq a_{3}\).

\(a_{3}\): chọn một số chẵn trong ba số chẵn có 3 cách.

\(a_{1}\) : chọn một số trong sáu số còn lại có 6 cách.

\(a_{2}\) : chọn một số trong năm số còn lại có 5 cách.

Vậy số các số chẳn có ba chữ số phân biệt là \(3.6 .5=90\) số.

\(\Rightarrow n(A)=90\)

Vậy \(P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega)}=\frac{90}{210}=\frac{3}{7}\).

Câu hỏi này nằm trong:

THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đề thi thử THPTQG lần 1 (CT) 19-20 - Gia Lai - MĐ 6611