Một cái phễu có dạng hình nón, chiều cao của phễu là \(20 \mathrm{~cm}\). Người ta đổ một lượng nước vào phễu sao cho chiều cao của cột nước trong phễu bằng \(10 \mathrm{~cm}\). Nếu bịt kín miệng phễu rồi lật ngược phễu lên thì chiều cao của cột nước trong phễu gần bằng với giá trị nào sau đây?

https://docdn.giainhanh.io/media/test/7d6e08d145e648f0ff35afd303a6db97.png

A.

\(10 \mathrm{~cm}\)

B.

\(0,87 \mathrm{~cm}\)

C.

\(1,07 \mathrm{~cm}\)

D.

\(1,35 \mathrm{~cm}\)

Giải thích:

Gọi \(R\) là bán kính đáy của phễu. Thể tích của phễu là \(V_{0}=\frac{1}{3} \pi R^{2} \cdot h=\frac{20 \pi}{3} R^{2}\)

Xét hình H1:

Do chiều cao của phễu là \(20 \mathrm{~cm}\), cột nước cao \(10 \mathrm{~cm}\) nên bán kính đường tròn thiết diện tạo bởi mặt nước và thành phễu là \(\frac{R}{2}\).

Suy ra thể tích của nước trong phễu là \(V_{1}=\frac{1}{3} \pi\left(\frac{R}{2}\right)^{2} \cdot 10=\frac{5 \pi R^{2}}{6}\).

Xét hình H2:

Gọi \(x\) là chiều cao cột nước trong phễu. Dựa vào tam giác đồng dạng ta tìm được bán kính đường tròn giao tuyến của mặt nước và thành phễu là \(\frac{20-x}{20} R(0\lt x\lt 20)\)

Thể tích phần không chứa nước là \(V_{2}=\frac{1}{3} \pi\left(\frac{20-x}{20} R\right)^{2}(20-x)=\frac{\pi R^{2}}{1200}(20-x)^{3}\)

Suy ra thể tích nước là: \(V_{1}=V_{0}-V_{2} \Leftrightarrow \frac{5 \pi}{6} R^{2}=\frac{20 \pi}{3} R^{2}-\frac{\pi R^{2}}{1200}(20-x)^{3} \Leftrightarrow x=20-\sqrt[3]{7000} \approx 0,87\).

Câu hỏi này nằm trong:

THPT Yên Định 3 - Đề thi cuối kì 1 (CT) 20-21 - Thanh Hóa - MĐ 6782