Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..../
( Trích Việt Bắc , Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập 1, trang 109 ).

Giải thích:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
HS cảm nhận được giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm
2. Nêu vị trí, và khái quát nội dung đoạn trích

- Vị trí: Thuộc phần 3 của bài thơ Tây Tiến (0.25đ).
- Nội dung đoạn trích: Bức chân dung người lính Tây Tiến, với sự hi sinh bi tráng của họ. (0.5đ).
3.Những nội dung cần làm rõ:

3.1. - Cảm nhận hình tượng người lính oai hùng, lẫm liệt, đậm chât bi tráng ở hai dòng đầu: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc...dữ oai hùm”.Ngoại hình kì dị, lạ thường:đầu trọc, da xanh đã phản ánh hiện thực trần trụi của chiến tranh. Đó là kết quả của những cơn đói khát, những trận sốt rét rừng, những khó khăn gian khổ mà người lính phải chịu đựng. Tuy gian khổ nhưng người lính vẫn giữ được tư thế hiên ngang, bất khuất, oai hùng “dữ oai hùm” .(0.75đ)
3.2 . - Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của những người lính (ở những câu thơ tiếp theo): Tâm hồn mơ mộng tràn trề sức xuân “Mắt trừng gửi.....dáng kiều thơm”.Hình ảnh những người lính trẻ trung hoà hợp giũa vẻ đẹp của khát vọng và vẻ đẹp trong tâm hồn. (0.75đ)
3.3. - Cảm nhận về vẻ đẹp bi tráng của người lính: Quang Dũng miêu tả sự hi sinh anh dũng của họ “Rải rác biên cương ......khúc độc hành”. Dù có phải đối mặt với cái chết thì người lính vẫn nguyện hiến dâng tuổi xuân của mình, thậm chí cả tính mạng cho nền độc lập tự do của dân tộc “chẳng tiếc đời xanh”, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng “anh về đất”.(1.0đ).
3.4: Nhận xét:
Đoạn thơ đặc sắc, kết tinh cho cả bài thơ Tây Tiến.Với bút pháp tả thực, dùng từ Hán Việt, so sánh cường điệu, giọng thơ trang trọng....Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến. (0.5đ).

d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu hỏi này nằm trong:

THPT Lý Tự Trọng - Đề thi giữa kì 1 (CT) 20-21 - Hà Tĩnh - MĐ 6881