Viết bài văn nghị luận đánh giá những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ sau
Bến đò ngày xưa
Anh Thơ
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át,
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt,
Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ.
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo?
Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu,
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.
Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ,
Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở,
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa
(Bức tranh quê)
(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 2003, Tr216)
Ghi chú
Anh Thơ (1921 - 2005) sinh tại thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; quê quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang Anh Thơ, Tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết
Anh . Bà xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ. Anh Thơ sáng tác từ sớm, năm 17 tuổi với tập Bức tranh quê bà được nhận giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn. Sau đó bà tham gia viết bài cho báo Đông Tây và một vài báo khác. Một số tác phẩm tiểu biểu: Bức Tranh Quê (1941), Kể chuyện Vũ Lăng (Truyện thơ, 1957), Từ bến sông Thương (Hồi kí, 1986), Tuyển tập Anh Thơ (1986) Anh Thơ có sử trường viết về cảnh sắc nông thôn Việt Nam. Thơ thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc: bờ tre, con đò, bến sống, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của thơ mới.

Giải thích:
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm thơ.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Xác định đúng vấn đề nghị luận: đánh giá những đặc sắc nghệ
thuật của bài thơ Chiều Xuân.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận
* Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề nghị luận.
* Triển khai vấn đề nghị luận.
- Nhân vật trữ tình: Không trực tiếp xuất hiện trong bài thơ. Song người đọc có thể cảm nhận được sự gắn bó và yêu mến của nhân vật trữ tình với làng quê qua hệ thống hình ảnh, nhịp điệu và trạng thái cảnh vật.
- Hình ảnh: Bài thơ là bức tranh thôn quê bình dị, thân thuộc với những hình ảnh gần gũi, mộc mạc gắn bó với người dân thôn quê: tre, chuối, dòng sông, bến vắng, phiên chợ, bà hàng, quán hàng, bác lái....Thiên nhiên sinh động, con người mộc mạc.
- Từ ngữ: tác giả sử dụng nhiều từ ngữ giàu sức gợi hình, rất
nhiều từ láy (rũ rợi, ướt át, bơ phờ, rào rạt, chơ vơ, lạnh lẽo, xo
ro, sù sụ, họa hoằn, âm thầm) vừa góp phần gợi hình ảnh, vừa
góp phần tạo nhạc tính cho bài thơ
+ Biện pháp tu từ: Biện pháp điệp từ “dầm mưa”, “họa hoằn”;
biện pháp nhân hóa và liệt kê, so sánh có tác dụng vừa diễn tả cụ thể, vừa diễn tả sinh động, gợi cái hồn quê nơi bến vắng.
+ Bài được viết theo thể tự do, gieo vần linh hoạt, chủ yếu là vẫn chân (“at, “ơ”, “o”); nhịp thơ chậm rãi, phù hợp với việc miêu tả không gian, nhịp sống nơi làng quê
* Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ những đặc sắc
nghệ thuật của bài thơ
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
HS có thể bày tỏ những cảm nhận, ý kiến đánh giá riêng của cá
nhân nhưng phải phù hợp với những đặc điểm nghệ thuật của thể loại thơ trữ tình và bài thơ Bến đò ngày xưa.
đ. Diễn đạt.
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết
câu trong đoạn văn
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt
mới mẻ
Câu hỏi này nằm trong: