Cho điểm \(\mathrm{A}\) nằm ngoài đường tròn \((\mathrm{O})\). Vẽ hai tiếp tuyến \(\mathrm{AB}, \mathrm{AC}(\mathrm{B}, \mathrm{C}\) là tiếp điểm) và một cát tuyến \(A D E\) của \((O)\) sao cho \(A D E\) nằm giữa hai tia \(A O\)\(A B ; D\), \(\mathrm{E} \in(\mathrm{O})\). Đường thẳng qua \(\mathrm{D}\) và song song với \(\mathrm{BE}\) cắt \(\mathrm{BC}, \mathrm{AB}\) lần lượt tại \(\mathrm{P}, \mathrm{Q}\).

a) Gọi \(\mathrm{H}\) là giao điểm của \(\mathrm{BC}\) với \(\mathrm{OA}\). Chứng minh \(\mathrm{OEDH}\) là tứ giác nội tiếp.

Giải thích:

image.png

Ta có: \(\mathrm{AB}=\mathrm{AC}(\mathrm{AB}, \mathrm{AC}\) là hai tiếp tuyến của \((\mathrm{O})), \mathrm{OB}=\mathrm{OC}\) (bán kính)

Nên \(\mathrm{OA}\) là trung trực của \(\mathrm{BC}\)

Xét \(\triangle \mathrm{ABO}: \widehat{A B O}=90^{\circ}\) (AB là tiếp tuyến của \(\left.(\mathrm{O})\right), \mathrm{BH} \perp \mathrm{OA}(\mathrm{OA}\) là trung trực của \(\mathrm{BC}\) ) \(\Rightarrow A B^{2}=A H . A O \quad(a)\)

Xét \(\triangle \mathrm{ABD}\)\(\triangle \mathrm{AEB}\) : \(\widehat{A B D}=\widehat{A E D}=\frac{1}{2} s d \widehat{B D}\) (góc nội tiếp, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây)

\(\widehat{B A D}\) (góc chung). Vậy \(\triangle \mathrm{ABD} \sim \triangle \mathrm{AEB}\) (g.g) \(\Rightarrow \frac{A B}{A E}=\frac{A D}{A B} \Rightarrow A B^{2}=A D \cdot A E(b)\)

Từ (a) và (b) suy ra \(\Rightarrow A H \cdot A O=A D \cdot A E \Rightarrow \frac{A H}{A D}=\frac{A E}{A O}\)

Xét \(\triangle \mathrm{AHD}\)\(\triangle \mathrm{AEO}: \frac{A H}{A D}=\frac{A E}{A O}(\mathrm{cmt}), \widehat{H A D}(\) chung \()\). Vậy \(\triangle \mathrm{AHD} \sim \triangle \mathrm{AEO}\) (c.g.c)

\(\Rightarrow \widehat{A H D}=\widehat{A E O}\). Do đó tứ giác \(\mathrm{OEDH}\) là tứ giác nội tiếp (đpcm)

Câu hỏi này nằm trong:

Đề thi HSG (CT) 18-19 - Đắk Lắk - MĐ 6585