Trong phần đầu đoạn trích “Đất Nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...”

(Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.118)

Nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó làm rõ tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.

Giải thích:

* Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”)
* Cảm nhận đoạn thơ:
- Về nội dung: Đoạn trích thể hiện cách nhìn nhận về nguồn gốc và quá trình sinh thành, phát triển của Đất Nước từ chiều sâu văn hoá - lịch sử.

+ Nguồn gốc: Đất Nước có từ xa xưa
+ Quá trình hình thành, phát triển: Đất Nước gắn liền với những gì nhỏ bé, thân thương (miếng trầu, cây tre, hạt gạo, chén muối, dĩa gừng...), với gương mặt dung dị, đời thường của bà, của mẹ nhưng chứa đựng cả bề dày, chiều sâu văn hoá và những truyền thống quý báu của dân tộc (truyền thống tình nghĩa, đánh giặc, lao động sản xuất...)
- Về nghệ thuật: đoạn thơ sử dụng sáng tạo, hiệu quả thể thơ tự do, chất liệu văn hoá và văn học dân gian; kết hợp chất trữ tình và chính luận; giọng điệu tha thiết, ngọt ngào...
* Nhận xét tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước
- Nguyễn Khoa Điềm quan niệm Đất Nước không siêu hình, trừu tượng mà rất cụ thể, gần gũi, gắn bó, thân thiết và trở thành một phần trong cuộc sống của mỗi người dân. Điều này góp phần thể hiện tư tưởng cốt lõi Đất Nước của Nhân Dân
- Đoạn thơ thể hiện niềm tự hào sâu sắc của tác giả vào lịch sử lâu dài và đậm đà bản sắc văn hoá của Đất Nước, từ đó đánh thức tình yêu và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân.

Câu hỏi này nằm trong:

THPT Gio Linh - Đề thi thử THPTQG (TK) 20-21 - Quảng Trị - MĐ 7016