Một người có 500 triệu đồng gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 7,2%/năm. Với giả thiết sau mỗi tháng người đó không rút tiền thì số tiền lãi được nhập vào số tiền ban đầu. Đây được gọi là hình thức lãi kép. Biết số tiền cả vốn lẫn lãi \(T\) sau \(n\) tháng được tính bởi công thức \(T=T_{0}(1+r)^{n}\), trong đó \(T_{0}\) là số tiền gửi lúc đầu và \(r\) là lãi suất của một tháng. Dùng hai số hạng đầu tiên trong khai triển của nhị thức Niu - tơn, tính gần đúng số tiền người đó nhận được (cả gốc lẫn lãi) sau 6 tháng.

Giải thích:

Lãi suất của một tháng \(r=\frac{7,2}{12} \%=0,6 \%\) / tháng.

Ta có: \(T=T_{0}(1+r)^{n}\).

Suy ra: \(T=500.10^{6}(1+0,006)^{6} \approx 500.10^{6}\left(C_{6}^{0}+C_{6}^{1} \cdot 0,006\right) \approx 518000000\) đồng.

Vậy: sau 6 tháng người đó nhận được hơn 518000000 đồng.

Câu hỏi này nằm trong:

Đề thi cuối kì 2 (Cấu trúc mới) - KNTT - Đề số 3 - MĐ 9797